Vào ngày 8/12/1939, Cục thiết kế máy bay Moscow số 1 (hoặc OKB 155) được Liên Xô thành lập và đây là tiền thân ban đầu của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich. Với nhiệm vụ hết sức quan trọng là phát triển dòng máy bay tiêm kích thế hệ mới I-200 hay còn được biết tới với cái tên MiG-1, và đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu tiên do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich thiết kế và chế tạo. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích MiG-3 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich (MiG) phát triển.Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2 các dòng tiêm kích do MiG thiết kế và sản xuất luôn thể hiện tốt khả năng chiến đấu của mình. Tính hiệu quả trong không chiến của các dòng máy bay chiến đấu MiG vẫn được thể hiện rõ nét trong các dòng máy chiến đấu phản lực đầu tiên của Không quân Liên Xô như MiG-9 hoặc MiG-15.Tuy nhiên viết nên tên tuổi của Cục thiết kế MiG lại là dòng tiêm kích phản lực MiG-21 huyền thoại - “ông vua” của bầu trời suốt hơn 50 năm kể từ lần đầu tiên nó được giới thiệu. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam.Tiếp theo thành công của MiG-21, MiG tiếp tục phát triển một con quái vật trên không nữa là dòng tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-25 một phần biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. MiG-25 là nỗi khiếp sợ đối với bất cứ mẫu máy bay chiến đấu nào của Phương Tây lúc đó khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970.Ngoài các dòng máy bay sở hữu thiết kế cánh hình tam giác, MiG cũng sở hữu một dòng máy bay tiêm kích có thiết kế cánh cụp cánh xèo là MiG-23. Đây cũng là tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar cùng với đó là tên lửa không đối không tầm xa.Dòng tiêm kích thành công tiếp theo của MiG sau MiG-21 có thể kể tới là MiG-29 - mẫu máy bay chiến đấu tốn nhiều giấy mực nhất của giới chuyên gia phân tích quân sự. Với số lượng được sản xuất lên tới hơn 1.600 chiếc và vẫn hoạt động tại hơn 29 quốc gia trên toàn thế giới cho tới thời điểm hiện tại.Tuy nhiên, MiG-29 lại dòng tiêm kích thành công cuối cùng của MiG sau khi Liên Xô sụp đổ. Cục thiết kế này không cho ra được bất cứ mẫu tiêm kích đáng giá nào, thậm chí mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 ++ là MiG-35 cũng chỉ là biến thể hiện đại hóa sâu của MiG-29.Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 cũng là một trong những đứa con cưng của MiG, ra đời từ những năm 1980 nhưng tới thời điểm hiện tại MiG-31 vẫn được xem là một trong những tiêm kích đánh chặn đáng sợ nhất thế giới khi nó sở hữu tốc độ nhanh khủng khiếp cùng bộ vũ khí đối không "vô đối".Trong ảnh là một chiếc MiG-31 của Không quân Nga trong một chuyến bay tuần tra đêm.Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp tiêu biểu của Không quân Nga gồm Su-27, Su-34, Su-35, MiG-29 và MiG-35.MiG cũng từng tiến hành phát triển chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với dự án MiG 1.44, tuy nhiên dự án này lại không dành được sự quan tâm từ Bộ Quốc phòng Nga. Trong ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của MiG 1.44 do MiG chế tạo.Trong ảnh là phi đội máy bay biểu diễn “Chim Én” gồm những chiếc MiG-29 của Không quân Nga.Một chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-25 biến thể hai chỗ ngồi của Không quân Nga sau một buổi bay huấn luyện.Cận cảnh một chiếc MiG-29 thuộc phi đội “Chim Én” của Không quân Nga.
Vào ngày 8/12/1939, Cục thiết kế máy bay Moscow số 1 (hoặc OKB 155) được Liên Xô thành lập và đây là tiền thân ban đầu của Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich. Với nhiệm vụ hết sức quan trọng là phát triển dòng máy bay tiêm kích thế hệ mới I-200 hay còn được biết tới với cái tên MiG-1, và đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu tiên do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich thiết kế và chế tạo. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích MiG-3 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich (MiG) phát triển.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2 các dòng tiêm kích do MiG thiết kế và sản xuất luôn thể hiện tốt khả năng chiến đấu của mình. Tính hiệu quả trong không chiến của các dòng máy bay chiến đấu MiG vẫn được thể hiện rõ nét trong các dòng máy chiến đấu phản lực đầu tiên của Không quân Liên Xô như MiG-9 hoặc MiG-15.
Tuy nhiên viết nên tên tuổi của Cục thiết kế MiG lại là dòng tiêm kích phản lực MiG-21 huyền thoại - “ông vua” của bầu trời suốt hơn 50 năm kể từ lần đầu tiên nó được giới thiệu. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Tiếp theo thành công của MiG-21, MiG tiếp tục phát triển một con quái vật trên không nữa là dòng tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-25 một phần biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. MiG-25 là nỗi khiếp sợ đối với bất cứ mẫu máy bay chiến đấu nào của Phương Tây lúc đó khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970.
Ngoài các dòng máy bay sở hữu thiết kế cánh hình tam giác, MiG cũng sở hữu một dòng máy bay tiêm kích có thiết kế cánh cụp cánh xèo là MiG-23. Đây cũng là tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị hệ thống radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar cùng với đó là tên lửa không đối không tầm xa.
Dòng tiêm kích thành công tiếp theo của MiG sau MiG-21 có thể kể tới là MiG-29 - mẫu máy bay chiến đấu tốn nhiều giấy mực nhất của giới chuyên gia phân tích quân sự. Với số lượng được sản xuất lên tới hơn 1.600 chiếc và vẫn hoạt động tại hơn 29 quốc gia trên toàn thế giới cho tới thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, MiG-29 lại dòng tiêm kích thành công cuối cùng của MiG sau khi Liên Xô sụp đổ. Cục thiết kế này không cho ra được bất cứ mẫu tiêm kích đáng giá nào, thậm chí mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 ++ là MiG-35 cũng chỉ là biến thể hiện đại hóa sâu của MiG-29.
Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31 cũng là một trong những đứa con cưng của MiG, ra đời từ những năm 1980 nhưng tới thời điểm hiện tại MiG-31 vẫn được xem là một trong những tiêm kích đánh chặn đáng sợ nhất thế giới khi nó sở hữu tốc độ nhanh khủng khiếp cùng bộ vũ khí đối không "vô đối".
Trong ảnh là một chiếc MiG-31 của Không quân Nga trong một chuyến bay tuần tra đêm.
Phi đội máy bay chiến đấu hỗn hợp tiêu biểu của Không quân Nga gồm Su-27, Su-34, Su-35, MiG-29 và MiG-35.
MiG cũng từng tiến hành phát triển chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với dự án MiG 1.44, tuy nhiên dự án này lại không dành được sự quan tâm từ Bộ Quốc phòng Nga. Trong ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của MiG 1.44 do MiG chế tạo.
Trong ảnh là phi đội máy bay biểu diễn “Chim Én” gồm những chiếc MiG-29 của Không quân Nga.
Một chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-25 biến thể hai chỗ ngồi của Không quân Nga sau một buổi bay huấn luyện.
Cận cảnh một chiếc MiG-29 thuộc phi đội “Chim Én” của Không quân Nga.