Tờ Freebeacon dẫn nguồn tin từ trang mạng quan chức chính quyền cấp tỉnh Trung Quốc đã khẳng định về sự tồn tại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và lớn nhất DF-41 của Trung Quốc, loại tên lửa này có khả năng tấn công Mỹ. theo chuyên gia quân sự Mỹ Richard Fisher cho biết, những bức ảnh mới xuất hiện gần đây cho thấy tên lửa DF-41 có thể đang được sản xuất, nếu đúng như vậy, Trung Quốc cũng có khả năng đang thiết lập lực lượng tên lửa DF-41 đầu tiên của mình.
Ông này còn chỉ ra, không rõ mỗi lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong lực lượng pháo binh số 2 của Trung Quốc có 6 thiết bị phóng tên lửa hay là có 12 thiết bị phóng tên lửa, có thể mỗi thiết bị phóng của các lực lượng tên lửa này đều có 1 quả tên lửa “tải lại”. Vì vậy, mỗi lực lượng tên lửa DF-41 đều có thể trang bị 12 – 24 quả tên lửa này. Nếu tên lửa DF-41 có thể mang được 10 quả đầu đạn hạt nhân, như vậy mỗi lực lượng tên lửa DF-41 có thể sẽ triển khai 120 – 240 quả đầu đạn hạt nhân.
|
Tên lửa DF-41
|
Theo ông Richard Fisher, ý nghĩa quan trọng của việc khẳng định sự tồn tại tên lửa mới là do nó trở thành một bộ phận trong kho vũ khí hạt nhân rất bí mật của Trung Quốc, cũng như trong xây dựng lực lượng chiến lược quy mô lớn của nước này. Theo ước tính của cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc có 240 - 300 quả đầu đạn hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia quân sự Mỹ và một số nước khác cho rằng, nhìn từ góc độ lực lượng tên lửa, cơ sở hạ tầng và chất liệu sản xuất quy mô lớn khác dưới đất, Trung Quốc thực sự có số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược có thể gấp 2 hoặc 3 lần ước tính của cơ quan tình báo Mỹ.
Ông Richard Fisher chỉ ra, 3 lực lượng tên lửa DF-41 có thể được triển khai 360 đến 720 quả đầu đạn hạt nhân mới, ông này cũng bổ sung cho rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng khả năng cân bằng quyền hạt nhân với Mỹ. Để đối phó với mối đe dọa chiến lược của Mỹ, Trung Quốc có thể đưa số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của mình giấu trong các hầm ở sâu dưới lòng đất, mà nước này còn đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, để bảo vệ tên lửa cơ động trên đường chủ yếu của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Richard Fisher còn cho rằng, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga bao gồm cả chiến tranh hạt nhân chiến lược, điều này cũng thu hút ngày càng nhiều giới quan tâm. Ít nhất cán cân hạt nhân chiến lược có thể tồn tại tính mất ổn định lớn và hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, mà Mỹ và Nga ký yêu cầu Mỹ cắt giảm số đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 quả, đây có thể sẽ là một sai lầm chiến lược lớn của chính phủ Mỹ và điều này có thể sẽ làm tăng nguy cơ hạt nhân mà Mỹ đối mặt.
Nhiều năm trước, Lầu Năm góc thường xuyên đệ trình báo cáo về thực lực quân sự Trung Quốc lên Quốc hội Mỹ và chỉ ra, Trung Quốc đã dừng nghiên cứu tên lửa DF-41. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tên lửa DF-41 trong 2 năm gần đây, thì Lầu Năm góc đã thay đổi đánh giá của mình. Báo cáo thực lực quân sự phiên bản mới nhất của Lầu Năm góc chỉ ra Trung Quốc vẫn đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động trên đường kiểu mới DF-41, loại tên lửa này có thể mang được nhiều đầu đạn phân hướng.