Theo truyền thông Trung Quốc, Ấn Độ đang thúc đẩy các công ty quốc phòng Israel hợp tác cùng Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và doanh nghiệp quốc phòng nước này hợp tác thiết kế và thiết lập hệ thống tích hợp phòng thủ chống tên lửa.
Ấn Độ đã thực hiện các cuộc thử nghiệm và có được sự kiểm chứng đối với tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo, nhưng vẫn hi vọng phát triển và triển khai được một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh giống như Israel trong 20 năm qua. Trong đó có thể liên quan đến việc mua radar cảnh báo sớm Green Pine của Israel, đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.
|
Bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầng cao Prithvi PAD.
|
Cuối năm 2013, Ấn Độ đã thử nghiệm vòng cuối cùng đối với tên lửa đánh chặn và đã có được thành công. Dựa trên kết quả này kết hợp với một số thành công có được trước đó, quan chức phát triển tên lửa Ấn Độ tuyên bố đã chuẩn bị sản xuất quy mô lớn và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong nước. Nhưng Ấn Độ cũng ý thức được rằng, chỉ có một hệ thống tên lửa đánh chặn là chưa đủ, vẫn cần phải được hợp nhất với hệ thống thông tin và radar cảnh báo. Hiện nay Ấn Độ đã là “vị khách” ổn định của vũ khí và hệ thống điện tử của Israel.
Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ có 2 kiểu loại gồm: tên lửa phòng không Prithvi (PAD) được sử dụng đánh chặn tầm cao (từ 50-80 km trở lên); tên lửa phòng không tiên tiến tầm ngắn (AAD) được sử dụng cho các nhiệm vụ đánh chặn tầm thấp (lên tới 30 km). Hiện Ấn Độ được cho là đang phát triển tên lửa đánh chặn PDV có thể diệt mục tiêu ở độ cao 150km.
|
Thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm thấp PAD.
|
Hai tên lửa này, kết hợp với hệ thống radar dựa theo công nghệ radar Green Pine của Israel (sử dụng với hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow), sẽ mang lại khả năng phòng chống tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa 5.000 km.
|
Radar Green Pine.
|
Radar Green Pine của Israel ban đầu được phát triển dùng cho hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arrow. Đây là hệ thống được phát triển với sự hợp tác của Mỹ nhằm bảo vệ Israel đối phó với các tên lửa đạn đạo của Iran và Syria.
Dưới sự giúp đỡ của Israel, Ấn Độ đã phát triển radar Swordfish và có các khả năng tương tự như Green Pine, năm 2011 đã đưa vào hoạt động. Swordfish là một phần của hệ thống tích hợp dữ liệu từ vệ tinh và các nguồn thông tin khác nhằm phát hiện và bám theo các tên lửa tấn công của đối phương.
Hệ thống chống tên lửa của Ấn Độ phải đến năm 2015 mới có thể vận hành. Nhưng nhân viên nghiên cứu cho rằng, hệ thống này có thể sẵn sàng trong năm 2014 và đệ trình quốc hội Ấn Độ cấp kinh phí để thiết lập hệ thống, để bảo vệ đất nước.