Một vài ngày gần đây, người dân Hà Nội đã rất tất bật chuẩn bị đón rằm tháng Chạp - ngày rằm cuối cùng của năm cũ Giáp Ngọ. Thị trường đồ lễ rằm tháng Chạp năm 2014 vì thế cũng rất sôi động với loạt đồ cúng lễ đa dạng, mang hơi hướng Tết.Thói quen mua đào cành nhỏ từ sớm để bày ban thờ vào những ngày mùng 1 hay ngày rằm tháng giáp Tết ngày càng phổ biến với người dân Hà Nội. Năm nay, mỗi cành đào nhỏ, cắm lọ để bàn có giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng. Đắt nhất là 60.000 - 70.000 đồng.Những cành đào nhỏ xinh được chọn mua nhiều vì giá rẻ, vẻ đẹp đặc trưng lại phù hợp với không gian nhà đô thị, vốn không rộng rãi.Những ngày này, ở bất cứ góc phố nào của Hà Nội, người mua cũng có thể tìm được một cành đào ưng ý, với giá phải chăng.Ngoài đào cành, chỉ cần bỏ ra 40.000 - 50.000 đồng, người dân có thể mua được những bó hoa ly, lay dơn, huệ, cúc... để cắm trong nhà.Phật thủ cũng là loại đồ lễ được tìm mua từ rất sớm vì trái cây này tươi lâu. Trên thị trường, những trái phật thủ được "trồng" trong bình thủy tinh có nước, có giá 200.000 đồng. Theo chủ cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám: "Trái phật thủ ngâm cành trong nước, một thời gian sau sẽ mọc rễ cây, do đó, trái sẽ tươi rất lâu, mùi thơm dễ chịu, có thể chơi qua Tết"."Mềm" giá hơn là các trái phật thủ tươi được bán tại các hàng hoa quả. Mỗi trái bán với giá dao động 140.000 - 150.000 đồng, tùy vào kích thước, ngón tay phật thủ dài, mập.Theo chủ cửa hàng tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội): "Phật thủ non cũng có màu vàng, hình dáng quả đẹp nhưng lại rất nhanh hỏng. Muốn quả trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5−7 ngày, nên dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả".Thời điểm này, thị trường đồ hàng mã cúng ông Công - ông Táo cũng đã khởi động với giá bán từ 120.000 - 170.000 đồng cho một bộ đồ áo mũ. Đồ mã bằng giấy màu có mùi thơm và in hoa đắt hơn cả, trên 300.000 đồng/bộ. Nhiều người đã tranh thủ sắm mặt hàng này sớm vì lo giá sẽ tăng so với ngày thường.
Một vài ngày gần đây, người dân Hà Nội đã rất tất bật chuẩn bị đón rằm tháng Chạp - ngày rằm cuối cùng của năm cũ Giáp Ngọ. Thị trường đồ lễ rằm tháng Chạp năm 2014 vì thế cũng rất sôi động với loạt đồ cúng lễ đa dạng, mang hơi hướng Tết.
Thói quen mua đào cành nhỏ từ sớm để bày ban thờ vào những ngày mùng 1 hay ngày rằm tháng giáp Tết ngày càng phổ biến với người dân Hà Nội. Năm nay, mỗi cành đào nhỏ, cắm lọ để bàn có giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng. Đắt nhất là 60.000 - 70.000 đồng.
Những cành đào nhỏ xinh được chọn mua nhiều vì giá rẻ, vẻ đẹp đặc trưng lại phù hợp với không gian nhà đô thị, vốn không rộng rãi.
Những ngày này, ở bất cứ góc phố nào của Hà Nội, người mua cũng có thể tìm được một cành đào ưng ý, với giá phải chăng.
Ngoài đào cành, chỉ cần bỏ ra 40.000 - 50.000 đồng, người dân có thể mua được những bó hoa ly, lay dơn, huệ, cúc... để cắm trong nhà.
Phật thủ cũng là loại đồ lễ được tìm mua từ rất sớm vì trái cây này tươi lâu. Trên thị trường, những trái phật thủ được "trồng" trong bình thủy tinh có nước, có giá 200.000 đồng. Theo chủ cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám: "Trái phật thủ ngâm cành trong nước, một thời gian sau sẽ mọc rễ cây, do đó, trái sẽ tươi rất lâu, mùi thơm dễ chịu, có thể chơi qua Tết".
"Mềm" giá hơn là các trái phật thủ tươi được bán tại các hàng hoa quả. Mỗi trái bán với giá dao động 140.000 - 150.000 đồng, tùy vào kích thước, ngón tay phật thủ dài, mập.
Theo chủ cửa hàng tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội): "Phật thủ non cũng có màu vàng, hình dáng quả đẹp nhưng lại rất nhanh hỏng. Muốn quả trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5−7 ngày, nên dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả".
Thời điểm này, thị trường đồ hàng mã cúng ông Công - ông Táo cũng đã khởi động với giá bán từ 120.000 - 170.000 đồng cho một bộ đồ áo mũ. Đồ mã bằng giấy màu có mùi thơm và in hoa đắt hơn cả, trên 300.000 đồng/bộ. Nhiều người đã tranh thủ sắm mặt hàng này sớm vì lo giá sẽ tăng so với ngày thường.