Những thông tin về thạch rau câu bẩn khiến người tiêu dùng lo sợ, nhất là đang trong thời điểm vào hè nắng nóng món ăn này thường được phổ biến.
Theo thông tin trên báo Phapluatplus, Ngày 18/4, chị Hà Thị Nam Phương - giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu (Thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) chia sẻ trên trang Facebook cá nhân những hình ảnh của sản phẩm thạch rau câu Long Hải chứa dị vật bên trong.
|
Nội dung thông tin kèm hình ảnh thạch rau câu có ruồi mà chị Phương đăng tải trên trang FB cá nhân của mình. Ảnh chụp màn hình FB.
|
Theo đó, chị Phương cho biết: tối ngày 17/4, một người họ hàng của chị Phương là anh Hoàng Huy Hùng (khu 4, TT Trạm Tấu) đã mua một số sản phẩm bánh kẹo, trong đó có gói thạch rau câu mang nhãn hiệu Long Hải về tổ chức sinh nhật cho con.
Khi các cháu đang vui vẻ liên hoan, một cháu bé đã hốt hoảng kêu lên "trong thạch có ruồi". Mọi người lập tức ngừng liên hoan, kiểm tra kĩ lại chiếc thạch thì thấy bao bì chiếc thạch vẫn còn nguyên. Phía bên trong chiếc thạch, giữa lớp thạch rau câu trong suốt màu vàng có một vật thể màu đen, hình dáng và kích thước giống hệt một con ruồi.
Trước đó cơ quan chức năng cũng nhiều lần nhận được phản ánh của người dân về việc thạch rau câu có ruồi, hay phát hiện những vụ nhập thạch giả, công nghệ chế biến thạch rau câu siêu bẩn cũng khiến người tiêu dùng không khỏi rùng mình.
Ngày 21/7/2015, thông tin trên báo Pháp luật Việt Nam, anh Phan Hoàng Chính (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) đã mua một dây nước rau câu Ba Miền (thường gọi là thạch rau câu) tại cửa hàng tạp hóa ở xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) để làm quà cho con của anh trai là Phan Thành Công. Chiều cùng ngày, anh Công lấy cho con ăn thì phát hiện trong một hộp thạch rau câu xuất hiện con ruồi chết.
|
Hộp thạch rau câu Ba Miền có ruồi. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.
|
Theo đó, hộp thạch rau câu Ba Miền có ruồi nằm trong một dây gồm 5 hộp, còn nguyên bọc ni lông cứng, hạn sử dụng đến ngày 9/3/2016. Trên mỗi hộp thạch rau câu Ba Miền này đều có in nơi sản xuất là Công ty Kỹ nghệ thực phẩm thương mại Tân Á, địa chỉ tại Cụm Công nghiệp thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. Vụ việc sau đó được trình báo cho cơ quan chức năng. Đến giữa tháng 9/2015, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạọ các cơ quan chức năng thu hồi sản phẩm nước rau câu của Công ty Kỹ nghệ thực phẩm thương mại Tân Á trên địa bàn toàn tỉnh.
Báo ANTT đưa tin, ngày 20/7/2015, Công an Thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã bất ngờ kiểm tra một cơ sở sản xuất thạch rau câu tại tổ 23, khu 7, phường Quang Trung, phát hiện gần 15 tấn thạch rau câu không rõ nguồn gốc. Tại hiện trường, nhiều thiết bị sản xuất khá quy mô, một lượng lớn thạch rau câu Phương Hải có hình dánh tương tự như thạch rau câu long hải.
|
Hàng loạt thạch rau câu thành phẩm và bao bì làm thạch ở cơ sở bị kiểm tra. Ảnh cắt từ clip.
|
Khai nhận với lực lượng công an bà Vũ Thị Thảo, chủ cơ sở này cho rằng sở sản xuất này chỉ đang trong thời gian thử nghiệm và đang tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua kiểm tra cơ sở này không xuất trình được các giấy tờ pháp lý liên quan. Bước đầu cơ quan công an Uông Bí quyết định thu giữ tang vật gồm 14,5 tấn rau câu thành phẩm, 3 tấn đường nguyên liệu cùng với hơn 1,5 tấn cốc nhựa đựng thạch.
Đầu tháng 5/2011 dư luận từng hoang mang sau khi báo giaoduc.net đăng thông tin về một cơ sở sản xuất thạch rau câu với công nghệ siêu bẩn ở làng nghề làm kẹo La Phù, Hà Nội. Theo đó, hàng loạt công đoạn làm thạch rau câu ở ở sở này rất mất vệ sinh và không chuyên nghiệp. Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ.
|
Cận cảnh công nghệ chế biến thạch rau câu siêu bẩn. Ảnh: Giaoduc.net.
|
Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng carton đổ đống cao chất ngất. Đặc biệt, ở đây còn sử dụng tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm
thạch trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc
Trước đó, thông tin trên Zing cho biết, ngày 17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa học Sodium Cyclamate - hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…
Loại đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi phạm.