Ngày 19/4, bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) xác nhận bệnh nhân Phan Văn Cư (SN 1962, trú tổ 19A, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tử vong trước đó do bị ngộ độc nặng vì ăn cua. Điều này khiến nhiều người hoang mang không biết phân biệt như thế nào để tránh mua cua có độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ảnh: Phunutoday.Chị Lài (41 tuổi, chuyên bán cua ở chợ Nghĩa Tân Hà Nội) cho biết: “Người mua cua thường không để ý xem phần mai hay càng của chúng ra sao. Tuy nhiên mai của cua là một trong những điểm giúp nhận biết được con cua này có sức khỏe như thế nào. Những con cua có càng hoặc mai trong chuyển màu hơi xanh thì bạn không nên mua vì chúng đã ươn hoặc có thể đã được ngậm thuốc bảo quản trước đó”. Ảnh minh họa. Cẩn thận khi mua cua giá rẻ vỉa hè, dán mác cua Cà Mau. Hiện nay tình trạng cua biển không rõ nguồn gốc xuất xứ, chết ươn thối nhiều ngày thường xuyên được “phù phép” lại để bán ra thị trường. Khi người dân không may ăn trúng những con cua biển đã bị chết lâu ngày sẽ dễ dẫn đến bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói...Lớp da lụa trên càng cua cũng nên đặc biệt chú ý. Nếu lớp da này màu đen, nhăn nheo thì đây là cua đã chết trong một thời gian dài.Một chuyên gia về hóa học cho biết: “Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2 CO2H). Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine (công thức phân tử C3H3N2H4 NH2) gây độc đối với cơ thể người”. Ảnh:Zing. Bạn cũng nên cẩn thận với cua đã luộc chín nhưng để lâu vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.Nếu chọn mua cua lột, bạn nên mua những loại thật tươi, không bốc mùi, những dấu hiệu chứng tỏ chúng không bị bảo quản bằng hóa chất.Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn. TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết: “Ăn cua đá biển rất dễ nhiễm sán lá phổi. Ở nước ta đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp mang ấu trùng sán lá phổi. Thực tế nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì sán lá phổi sau khi ăn cua đá”.
Ngày 19/4, bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) xác nhận bệnh nhân Phan Văn Cư (SN 1962, trú tổ 19A, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tử vong trước đó do bị ngộ độc nặng vì ăn cua. Điều này khiến nhiều người hoang mang không biết phân biệt như thế nào để tránh mua cua có độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ảnh: Phunutoday.
Chị Lài (41 tuổi, chuyên bán cua ở chợ Nghĩa Tân Hà Nội) cho biết: “Người mua cua thường không để ý xem phần mai hay càng của chúng ra sao. Tuy nhiên mai của cua là một trong những điểm giúp nhận biết được con cua này có sức khỏe như thế nào. Những con cua có càng hoặc mai trong chuyển màu hơi xanh thì bạn không nên mua vì chúng đã ươn hoặc có thể đã được ngậm thuốc bảo quản trước đó”. Ảnh minh họa.
Cẩn thận khi mua cua giá rẻ vỉa hè, dán mác cua Cà Mau. Hiện nay tình trạng cua biển không rõ nguồn gốc xuất xứ, chết ươn thối nhiều ngày thường xuyên được “phù phép” lại để bán ra thị trường. Khi người dân không may ăn trúng những con cua biển đã bị chết lâu ngày sẽ dễ dẫn đến bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói...
Lớp da lụa trên càng cua cũng nên đặc biệt chú ý. Nếu lớp da này màu đen, nhăn nheo thì đây là cua đã chết trong một thời gian dài.
Một chuyên gia về hóa học cho biết: “Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2 CO2H). Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine (công thức phân tử C3H3N2H4 NH2) gây độc đối với cơ thể người”. Ảnh:Zing.
Bạn cũng nên cẩn thận với cua đã luộc chín nhưng để lâu vì chúng ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
Nếu chọn mua cua lột, bạn nên mua những loại thật tươi, không bốc mùi, những dấu hiệu chứng tỏ chúng không bị bảo quản bằng hóa chất.
Những loại cua lạ với màu sắc lạ mắt như cua đá biển, cua mặt quỷ, cua hạt là những loại cua được liệt vào danh sách cấm ăn. TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết: “Ăn cua đá biển rất dễ nhiễm sán lá phổi. Ở nước ta đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp mang ấu trùng sán lá phổi. Thực tế nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì sán lá phổi sau khi ăn cua đá”.