Các cửa hàng thường treo biển "SALE" (giảm giá) thật lớn và bắt mắt để thu hút khách hàng. Nhờ đó, họ đã đánh lừa được người tiêu dùng ghé thăm cửa hàng và mua các mặt hàng không hề được giảm giá.
Một khi bạn bước vào bên trong, các cửa hàng hoặc siêu thị sẽ có các giỏ mua hàng. Sáng chế này được thiết kế vào cuối những năm 1930 để giúp khách chọn mua hàng hóa lớn một cách dễ dàng hơn.
Trong các siêu thị, các mặt hàng có lợi nhuận cao như thực phẩm nướng và hoa tươi được đặt gần cửa trước. Do đó, bạn mới bước vào siêu thị, giỏ hàng của bạn vẫn trống rỗng và tinh thần mua sắm sẽ cao hơn.
Hoa và bánh nướng thường được đặt phía trước của cửa hàng vì hương vị hấp dẫn của chúng sẽ kích hoạt tuyến nước bọt, làm cho bạn muốn mua hơn.
Các siêu thị thường sắp xếp các sản phẩm sữa và yếu tố cần thiết khác ở các gian hàng khuất hơn để buộc bạn phải đi qua toàn bộ cửa hàng mới có thể tiếp cận chúng.
Hầu hết các cửa hàng thường bày hàng hóa từ phải sang trái. Điều này phù hợp với thực tế rằng nhiều nước vẫn lái xe bên phải, tạo thói quen cho nhiều người thường mua hàng trên kệ bên phải của lối đi.
Các cửa hàng đều đặt những món đồ ở ngang tầm mắt để khuyến khích khách hàng mua. Đặc biệt là các mặt hàng được ưa chuộng thường được đặt ở cuối lối đi.
Ngoài ra, còn có những kệ hàng khá thấp ngang tầm mắt bé. Đây là nơi mà các cửa hàng đặt đồ chơi, trò chơi, ngũ cốc có đường, bánh kẹo và các mặt hàng khác mà một đứa trẻ có thể nhìn thấy và nài nỉ bố mẹ mua cho.
Những kệ hàng mẫu, hàng dùng thử cũng níu bước chân của khách hàng chậm lại để xem những sản phẩm mới.
Các cửa hàng cũng cố gắng sắp xếp các mặt hàng trong tầm tay. Nghiên cứu cho thấy rằng việc được tận tay kiểm tra các mặt hàng sẽ làm tăng khả năng mua sắm của khách hàng.
Màu sắc trang trí cửa hàng cũng ảnh hưởng tới lượng mua sắm. Mọi người thường thích kéo vào cửa hàng có màu sắc ấm áp như đỏ, cam và vàng. Thế nhưng bên trong cửa hàng có màu lạnh như xanh da trời và xanh lá cây khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm.
Nghiên cứu cho thấy rằng âm nhạc chậm rãi sẽ khuyến khích những người mua sắm di chuyển chậm lại và chi tiêu nhiều hơn. Trong khi đó, âm nhạc cổ điển khuyến khích người ta mua hàng hóa đắt tiền hơn.
Khu vực có lợi nhuận nhất của cửa hàng là các quầy thanh toán. Quầy thanh toán luôn bày bán các loại bánh kẹo. Đây là chốt cuối cùng và nhiều khi, trong lúc xếp hàng chờ thanh toán, bạn có thể tiện tay mua một thanh kẹo gì đó.
Cuối cùng, siêu thị thường cấp các loại thẻ mua sắm. Thẻ này thường dành cho các khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng. Thông qua đó, các cửa hàng có được thông tin cá nhân của khách hàng và gửi các chương trình giảm giá nhằm kích cầu mua sắm.
Các cửa hàng thường treo biển "SALE" (giảm giá) thật lớn và bắt mắt để thu hút khách hàng. Nhờ đó, họ đã đánh lừa được người tiêu dùng ghé thăm cửa hàng và mua các mặt hàng không hề được giảm giá.
Một khi bạn bước vào bên trong, các cửa hàng hoặc siêu thị sẽ có các giỏ mua hàng. Sáng chế này được thiết kế vào cuối những năm 1930 để giúp khách chọn mua hàng hóa lớn một cách dễ dàng hơn.
Trong các siêu thị, các mặt hàng có lợi nhuận cao như thực phẩm nướng và hoa tươi được đặt gần cửa trước. Do đó, bạn mới bước vào siêu thị, giỏ hàng của bạn vẫn trống rỗng và tinh thần mua sắm sẽ cao hơn.
Hoa và bánh nướng thường được đặt phía trước của cửa hàng vì hương vị hấp dẫn của chúng sẽ kích hoạt tuyến nước bọt, làm cho bạn muốn mua hơn.
Các siêu thị thường sắp xếp các sản phẩm sữa và yếu tố cần thiết khác ở các gian hàng khuất hơn để buộc bạn phải đi qua toàn bộ cửa hàng mới có thể tiếp cận chúng.
Hầu hết các cửa hàng thường bày hàng hóa từ phải sang trái. Điều này phù hợp với thực tế rằng nhiều nước vẫn lái xe bên phải, tạo thói quen cho nhiều người thường mua hàng trên kệ bên phải của lối đi.
Các cửa hàng đều đặt những món đồ ở ngang tầm mắt để khuyến khích khách hàng mua. Đặc biệt là các mặt hàng được ưa chuộng thường được đặt ở cuối lối đi.
Ngoài ra, còn có những kệ hàng khá thấp ngang tầm mắt bé. Đây là nơi mà các cửa hàng đặt đồ chơi, trò chơi, ngũ cốc có đường, bánh kẹo và các mặt hàng khác mà một đứa trẻ có thể nhìn thấy và nài nỉ bố mẹ mua cho.
Những kệ hàng mẫu, hàng dùng thử cũng níu bước chân của khách hàng chậm lại để xem những sản phẩm mới.
Các cửa hàng cũng cố gắng sắp xếp các mặt hàng trong tầm tay. Nghiên cứu cho thấy rằng việc được tận tay kiểm tra các mặt hàng sẽ làm tăng khả năng mua sắm của khách hàng.
Màu sắc trang trí cửa hàng cũng ảnh hưởng tới lượng mua sắm. Mọi người thường thích kéo vào cửa hàng có màu sắc ấm áp như đỏ, cam và vàng. Thế nhưng bên trong cửa hàng có màu lạnh như xanh da trời và xanh lá cây khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm.
Nghiên cứu cho thấy rằng âm nhạc chậm rãi sẽ khuyến khích những người mua sắm di chuyển chậm lại và chi tiêu nhiều hơn. Trong khi đó, âm nhạc cổ điển khuyến khích người ta mua hàng hóa đắt tiền hơn.
Khu vực có lợi nhuận nhất của cửa hàng là các quầy thanh toán. Quầy thanh toán luôn bày bán các loại bánh kẹo. Đây là chốt cuối cùng và nhiều khi, trong lúc xếp hàng chờ thanh toán, bạn có thể tiện tay mua một thanh kẹo gì đó.
Cuối cùng, siêu thị thường cấp các loại thẻ mua sắm. Thẻ này thường dành cho các khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng. Thông qua đó, các cửa hàng có được thông tin cá nhân của khách hàng và gửi các chương trình giảm giá nhằm kích cầu mua sắm.