Giá xăng hôm nay 29/7: Giảm nhẹ sau phiên tăng mạnh?

Google News

Giá xăng hôm nay 29/7 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 29/7 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 28/7

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 21/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 29/7/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 1.300 đồng/lít

22.790 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 1.220 đồng/lít

21.630 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 890 đồng/lít

19.500 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 860 đồng/lít

19.180 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 437 đồng/kg

15.725 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 21/7/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 21 đợt điều chỉnh, trong đó có 11 đợt tăng, 7 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h25 ngày 28/7/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 12/2023

Tokyo

69.150

69.150

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 9/2023

ICE

83,25

(0,16)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 9/2023

Nymex

79,62

(0,59)

USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,59% xuống 79,62 USD/thùng vào lúc 7h25 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 giảm 0,16% xuống 83,25 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (27/7), với dầu thô Brent trở lại trên 84 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4, nhờ nguồn cung thắt chặt sau nhưng đợt giảm sản lượng của OPEC+ và sự lạc quan về triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu.

Dầu thô đã tăng 4 tuần liên tiếp do nguồn cung dự kiến sẽ thắt chặt khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu  Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của họ, được gọi là OPEC+, giảm sản lượng, cũng như một số sự cố ngừng sản xuất không tự nguyện.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,6% lên 84,35 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,7% lên 80,09 USD.

“Chúng tôi thấy thị trường dầu mỏ đang thiếu nguồn cung. Chúng tôi giữ quan điểm tích cực và kỳ vọng dầu Brent sẽ tăng lên 85 - 90 USD trong những tháng tới", các nhà phân tích của UBS cho biết trong một báo cáo.

Tuy nhiên, dầu vẫn giảm vào thứ Tư (26/7) sau khi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm ít hơn dự kiến và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, mở đường cho một đợt tăng khác.

Khẩu vị rủi ro trên các thị trường tài chính đang được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng lớn rằng các ngân hàng trung ương như Fed sắp kết thúc chiến dịch thắt chặt chính sách, điều này sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu năng lượng.

Hôm 27/7, dữ liệu của chính phủ cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng tốt hơn dự kiến 2,4% trong quý trước, nhờ khả năng phục hồi của thị trường lao động  hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị, có khả năng ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, theo Reuters.

Trong khi đó, một cam kết hôm đầu tuần từ Trung Quốc nhằm tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế đã thúc đẩy hy vọng phục hồi nhu cầu dầu từ nhà nhập khẩu  dầu thô lớn nhất thế giới, nhà phân tích Priyanka Sachdeva của Phillip Nova cho biết.

 


Minh Châu (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)