Giá xăng hôm nay 13/8: Tiếp tục đà tăng tại tuần thứ 7 liên tiếp?

Google News

Giá xăng hôm nay 13/8 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 13/8 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/8/2023 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2023 ở mức 81,83 USD/thùng, tăng 0,03 USD trong phiên.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.822 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.993 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.425 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.889 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.668 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều hôm 11/8. Theo đó, giá của tất cả các loại xăng và dầu đều tăng.

Giá xăng dầu trong nước ngày 12/8

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 12/8, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 7h00 ngày 12/8/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 30 đồng/lít

23.993đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 31 đồng/lít

22.822 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.813 đồng/lít

22.425đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.619 đồng/lít

21.889đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 1.137 đồng/kg

17.668đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 11/8/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 23 đợt điều chỉnh, trong đó có 13 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 12/8/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2024

Tokyo

73,340

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2023

ICE

86,73

0,38

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 9/2023

Nymex

83,04

0,27

USD/thùng

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,27% lên 83,04 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 0,38% lên 86,73 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (11/8)sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu toàn cầu kỷ lục và nguồn cung thắt chặt, kéo giá lên tuần tăng thứ 7 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2022.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 0,5% lên 86,81 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,5% lên 83,19 USD. Theo tuần, cả hai loại dầu đã tăng khoảng 0,5%.

IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục 103 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và có thể lập một đỉnh khác trong tháng này.

Trong khi đó, việc giảm sản lượng của Arab Saudi và Nga đã tạo tiền đề cho lượng hàng tồn kho giảm mạnh trong thời gian còn lại của năm 2023, điều mà IEA cho rằng có thể kéo giá dầu lên cao hơn nữa.

Hôm 10/8, Tổ chức Các nước Xuất khẩu  Dầu mỏ (OPEC) cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,44 triệu thùng/ngày trong năm nay, không thay đổi so với dự báo trước đó. OPEC cho biết triển vọng thị trường dầu mỏ có vẻ tốt trong nửa cuối năm nay.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ trong tuần này cũng kéo tâm lý thị trường tăng cao, thúc đẩy suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp kết thúc đợt tăng lãi suất mạnh mẽ.

Nhà phân tích Craig Erlam của OANDA cho biết việc giảm nguồn cung và triển vọng kinh tế được cải thiện đã tạo ra sự lạc quan hơn cho các nhà đầu tư dầu mỏ.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các dấu hiệu cho thấy động lượng đang yếu đi sau một đợt phục hồi kéo dài.

Cũng trong phiên 10/8, giá dầu Brent đạt mức cao nhất kể từ tháng 1, một ngày sau khi WTI đạt mức cao nhất trong năm nay. Lần cuối cùng mà dầu Brent tăng trong 7 tuần liên tiếp là vào tháng 1 - 2/2022, trước khi căng thẳng Nga - Ukraine nổ ra, theo Reuters.

Dữ liệu kinh tế trái chiều từ Trung Quốc gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư trong tuần này.

Trong khi dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu  dầu thô tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tổng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 14,5% trong tháng 7, với lượng nhập khẩu dầu thô hàng tháng giảm từ mức cao gần kỷ lục của tháng 6 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1.


Minh Châu (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)