Thời gian gần đây, nhiều người đi qua con ngõ 58, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội không khỏi tròn mắt thậm chí giật mình khi nhìn thấy từng khúc lạp xưởng được phơi theo kiểu không giống ai.Lạp xưởng là món ăn khá quen thuộc với người Việt. Thông thường, sau khi hoàn thành các công đoạn chế biến và trộn nguyên liệu lại với nhau rồi cho vào ruột lợn thì công đoạn cuối là treo từng xâu lạp xưởng trong lò để sấy bằng than, hoặc cho vào máy sấy công nghiệp để lạp xưởng sẽ khô từ ngoài vào tận giữa ruột. Tuy nhiên, thay vì chọn cách sấy đảm bảo, lạp xưởng tại đây lại được phơi khô kiểu... tự nhiên.Tại khu vực ngõ 58, đường Hoàng Hoa Thám,người chế biến móc từng khúc lạp xưởng vào móc áo rồi đem treo trên...dây điện để phơi khô.Người quen mắt không sao nhưng nhiều người đi qua con ngõ này không khỏi giật mình khi thấy từng khúc lạp xưởng treo lủng lẳng trên đầu. Người dân trong khu vực cho biết, chủ nhân của những chiếc lạp xưởng này có truyền thống từ Lạng Sơn. Mỗi đợt làm sẽ chỉ phơi từ 4 đến 5 ngày và chỉ phơi khi trời hanh.Cận cảnh "trận địa" lạp xưởng trên cao ở ngõ 58, Hoàng Hoa Thám.Nhiều người dân cho rằng cách làm này không chỉ gây nguy hiểm khi làm mất an toàn hành lang lưới điện mà còn gây mất mỹ quan đô thị. Chưa kể cách phơi lạp xưởng như vậy có đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Thời gian gần đây, nhiều người đi qua con ngõ 58, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội không khỏi tròn mắt thậm chí giật mình khi nhìn thấy từng khúc lạp xưởng được phơi theo kiểu không giống ai.
Lạp xưởng là món ăn khá quen thuộc với người Việt. Thông thường, sau khi hoàn thành các công đoạn chế biến và trộn nguyên liệu lại với nhau rồi cho vào ruột lợn thì công đoạn cuối là treo từng xâu lạp xưởng trong lò để sấy bằng than, hoặc cho vào máy sấy công nghiệp để lạp xưởng sẽ khô từ ngoài vào tận giữa ruột. Tuy nhiên, thay vì chọn cách sấy đảm bảo, lạp xưởng tại đây lại được phơi khô kiểu... tự nhiên.
Tại khu vực ngõ 58, đường Hoàng Hoa Thám,người chế biến móc từng khúc lạp xưởng vào móc áo rồi đem treo trên...dây điện để phơi khô.
Người quen mắt không sao nhưng nhiều người đi qua con ngõ này không khỏi giật mình khi thấy từng khúc lạp xưởng treo lủng lẳng trên đầu. Người dân trong khu vực cho biết, chủ nhân của những chiếc lạp xưởng này có truyền thống từ Lạng Sơn. Mỗi đợt làm sẽ chỉ phơi từ 4 đến 5 ngày và chỉ phơi khi trời hanh.
Cận cảnh "trận địa" lạp xưởng trên cao ở ngõ 58, Hoàng Hoa Thám.
Nhiều người dân cho rằng cách làm này không chỉ gây nguy hiểm khi làm mất an toàn hành lang lưới điện mà còn gây mất mỹ quan đô thị. Chưa kể cách phơi lạp xưởng như vậy có đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?