Chi cả triệu đồng mua vi cá mập tẩm bổ song không ít người nếm trái đắng "tiền mất, tật mang" vì loại thực phẩm bổ dưỡng này bị làm giả. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) đã từng phát hiện vi cá mập giả mạo, khi đốt có mùi khét của nhựa dẻo.Vi cá mập giả được làm từ những chất gelatin,sodium alginate…là những chất rất độc hại cho cơ thể nhất là gan. Vi cá giả rất dễ đứt, kéo nhẹ 2 đầu là dứt lìa, vi cá thật giòn và dai nên phải kéo mạnh mới đứt.Đông trùng hạ thảo thường được tìm mua để tẩm bổ cho người bệnh. Chúng có nhiều mức giá khác nhau, lên tới 500.000 đồng/con. Tuy nhiên, nếu không chú ý, dù có tiền cũng dễ mua phải hàng giả bởi chúng được làm rất tinh vi.Thậm chí trên thị trường, đông trùng hạ thảo được quảng cáo là quý hiếm nhưng giá bán lại chỉ 30.000 - 50.000 đồng/con. Phần thần sâu của đông trùng hạ thảo thật có nhiều vân, cứ ba vân làm thành một gấp, các nếp gấp xếp thành hàng, các vân nằm gần phía đầu rất sâu. Đồ giả có các nếp gấp giao nhau bằng phẳng vì chúng được dùng khuôn để tạo ra.Đông trùng hạ thảo thật có 8 chân đối xứng nhau còn đồ giả thì số lượng chân không cố định, con thì có 8 chân, con có nhiều hơn hoặc ít hơn 8 chân.Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhân sâm thật giả lẫn lộn, mức giá "cao ngất" khiến người tiêu dùng không thể phân biệt rõ. Một số loại nhân sâm giả từ loại đậu đũa dại, sâm đất rất khó phân biệt.Phần chân của sâm lâu năm thường to, rắn chắc và nhìn bằng mắt có thể phân biệt rõ ràng với các rễ sâm bên cạnh. Mỗi năm tuổi của củ sâm cũng được thể hiện bằng cách sinh thêm một đốt trên phần rễ củ. Cách đếm: từ chân củ nếu sinh ra một đốt thì nghĩa là nhân sâm 2 năm tuổi, 2 đốt là 3 năm tuổi… 5 đốt là sâm 6 năm tuổi.Là loại thần dược hái ra tiền nên Sâm Ngọc Linh bị làm giả rất nhiều. Một trong những "chiêu độc" đó là hô biến củ ráy thành sâm Ngọc Linh, rồi hét giá cả trăm triệu đồng. Ảnh: An ninh thế giớiSừng tê giác làm giả từ sợi bông tổng hợp, lấy nhựa để kết gắn bột rồi đổ thành khuôn, trạm trổ các đường vân giống hệt như vân sừng của tê giác. Ngoài ra chúng được tẩm hóa chất vừa tạo màu, tạo mùi để khi mài trong nước sẽ cho mùi và màu như sừng thật. Nhờ đó mà các đầu nậu có thể thu về cả trăm triệu từ tay những người giàu mê tẩm bổ bằng sừng tê giác.Ngoài ra, sừng trâu cũng được tận dụng để làm thành loại thần dược sừng tê giác quý hiếm. Ảnh: Người đưa tinKhi đốt lên sừng tê giác giả lên mùi và màu sẽ khác lông tê giác thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo, việc sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh là không có cơ sở. Việc nhiều người bỏ hàng nghìn USD mua sừng tê giác để mài thành bột chữa bệnh là sai lầm.
Chi cả triệu đồng mua vi cá mập tẩm bổ song không ít người nếm trái đắng "tiền mất, tật mang" vì loại thực phẩm bổ dưỡng này bị làm giả. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) đã từng phát hiện vi cá mập giả mạo, khi đốt có mùi khét của nhựa dẻo.
Vi cá mập giả được làm từ những chất gelatin,sodium alginate…là những chất rất độc hại cho cơ thể nhất là gan. Vi cá giả rất dễ đứt, kéo nhẹ 2 đầu là dứt lìa, vi cá thật giòn và dai nên phải kéo mạnh mới đứt.
Đông trùng hạ thảo thường được tìm mua để tẩm bổ cho người bệnh. Chúng có nhiều mức giá khác nhau, lên tới 500.000 đồng/con. Tuy nhiên, nếu không chú ý, dù có tiền cũng dễ mua phải hàng giả bởi chúng được làm rất tinh vi.
Thậm chí trên thị trường, đông trùng hạ thảo được quảng cáo là quý hiếm nhưng giá bán lại chỉ 30.000 - 50.000 đồng/con. Phần thần sâu của đông trùng hạ thảo thật có nhiều vân, cứ ba vân làm thành một gấp, các nếp gấp xếp thành hàng, các vân nằm gần phía đầu rất sâu. Đồ giả có các nếp gấp giao nhau bằng phẳng vì chúng được dùng khuôn để tạo ra.
Đông trùng hạ thảo thật có 8 chân đối xứng nhau còn đồ giả thì số lượng chân không cố định, con thì có 8 chân, con có nhiều hơn hoặc ít hơn 8 chân.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhân sâm thật giả lẫn lộn, mức giá "cao ngất" khiến người tiêu dùng không thể phân biệt rõ. Một số loại nhân sâm giả từ loại đậu đũa dại, sâm đất rất khó phân biệt.
Phần chân của sâm lâu năm thường to, rắn chắc và nhìn bằng mắt có thể phân biệt rõ ràng với các rễ sâm bên cạnh. Mỗi năm tuổi của củ sâm cũng được thể hiện bằng cách sinh thêm một đốt trên phần rễ củ. Cách đếm: từ chân củ nếu sinh ra một đốt thì nghĩa là nhân sâm 2 năm tuổi, 2 đốt là 3 năm tuổi… 5 đốt là sâm 6 năm tuổi.
Là loại thần dược hái ra tiền nên Sâm Ngọc Linh bị làm giả rất nhiều. Một trong những "chiêu độc" đó là hô biến củ ráy thành sâm Ngọc Linh, rồi hét giá cả trăm triệu đồng. Ảnh: An ninh thế giới
Sừng tê giác làm giả từ sợi bông tổng hợp, lấy nhựa để kết gắn bột rồi đổ thành khuôn, trạm trổ các đường vân giống hệt như vân sừng của tê giác. Ngoài ra chúng được tẩm hóa chất vừa tạo màu, tạo mùi để khi mài trong nước sẽ cho mùi và màu như sừng thật. Nhờ đó mà các đầu nậu có thể thu về cả trăm triệu từ tay những người giàu mê tẩm bổ bằng sừng tê giác.
Ngoài ra, sừng trâu cũng được tận dụng để làm thành loại thần dược sừng tê giác quý hiếm. Ảnh: Người đưa tin
Khi đốt lên sừng tê giác giả lên mùi và màu sẽ khác lông tê giác thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo, việc sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh là không có cơ sở. Việc nhiều người bỏ hàng nghìn USD mua sừng tê giác để mài thành bột chữa bệnh là sai lầm.