Ông Hoàng Văn Cường - người được giới chơi cổ vật mệnh danh là "vua cổ vật Sài Gòn" bởi số lượng cổ vật ông sưu tầm có gần 2.000 hiện vật và giá trị khoảng 100 triệu USD. Ông Cường chính là một trong những đại gia sở hữu cả bộ sưu tập đồ cổ tiền tỷ được trả giá cao "ngất ngưởng" nhưng vẫn không bán. Ảnh: Infonet.Ông Cường sở huux một chiếc sập 300 năm tuổi của một viên quan người Huế mua lại từ Trung Quốc. Chiếc sập này được làm bằng gỗ Lệ Chi với những đường chạm trổ tinh xảo. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán. Ảnh: Infonet.Trong những món đồ cổ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng. Ảnh: Infonet.Ống đựng bút bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị đắt đỏ. Ảnh: Infonet.Nhiều chum, hũ có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của "ông vua đồ cổ Sài Gòn". Ảnh: Infonet.Ông Đa Lương, quê lúa Thái Bình, cũng sở hữu khối đồ cổ trị giá hàng tỷ đồng. Đại gia đồ cổ này sở hữu chiếc đồng hồ đeo tay Omega có tuổi đời hơn 60 năm nhờ chuyến đi của người bạn sang Mỹ. Tại chợ đồ cổ ở California, bạn ông đã thấy chiếc đồng hồ này và gọi điện về mách cho ông. Hiện, có người nài nỉ mua lại số đồng hồ với giá 300 triệu đồng, ông cũng không bán. Ảnh: VietnamNet.Một trong những món đồ cũng vào hàng hiếm mà ông Lương đang sử hữu là chiếc đài hãng TeleFunken. Giống với chiếc đồng hồ, chiếc radio này được mua ở Hong Kong nhờ một người bạn của ông Lương. Niềm vui sướng của ông đã vỡ òa khi biết được chiếc đài này cùng đời và cùng hãng với chiếc đài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VietnamNet.Dân trong giới đồ cổ còn chia sẻ cho nhau về chiếc xe máy Peugeot của Pháp mà ông Lương đang sở hữu. Theo anh Lương, chiếc xe có từ đời Đức quốc xã cho tới nay vẫn còn nguyên bản về màu sắc, nước sơn cho đến máy móc. Nhiều người đang trả anh 200 triệu đồng nhưng anh tiếc không muốn bán.Giới chơi cổ vật thường kháo nhau về người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, ông Dương Phú Hiến ở Hà Nội. Đến nhà ông, như lạc vào mê cung trong thế giới cổ tích với trên 4.000 cổ vật đắt giá. Ảnh: Ông Dương Phú Hiến bên cạnh một món đồ cổ đắt giá. Ảnh: Khám Phá.Ông Hiến cho biết, gia đình ông từ đời cụ kỵ đã có thú vui sưu tầm cổ vật. Ông Hiến đã trở thành một nhà sưu tầm cổ vật có tiếng trong giới, sưu tầm và gìn giữ những cổ vật của đất nước và thế giới hơn 40 năm qua. Ảnh: Khám Phá.Đặc biệt, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập của ông là các bảo vật đời Thương - Chu, có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Trong số đó phải kể đến chiếc ấm uống rượu hình còn vịt. Chiếc ấm này có quai hình con rồng, phía trên nắp có gắn xích. Một số thương gia người Đài Loan nghe tiếng tìm đến và trả giá lên tới hàng triệu USD để mua "báu vật" này, nhưng ông Hiến từ chối. Ảnh: Khám Phá.Ông Hiến còn sở hữu ấm hâm rượu hình vuông, dưới đáy có minh văn (chữ viết). Chiếc ấm này được làm bằng hợp kim đồng, ở giữa có đầu rồng. Hiện, chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được món cổ vật này, chỉ biết trên thế giới khó có thể kiếm ra được cái thứ 2. Ảnh: 24h.Một trong những cổ vật đắt giá khác của ông Hiến là bộ ấm chén làm bằng vàng nạm ngọc, đời nhà Thanh. Bộ ấm chén được vua Càn Long sử dụng trong việc tiếp đãi quần thần và khách quý. Đã nhiều người ngỏ ý mua nhưng ông nhất quyết không bán. Ảnh: 24h.
Ông Hoàng Văn Cường - người được giới chơi cổ vật mệnh danh là "vua cổ vật Sài Gòn" bởi số lượng cổ vật ông sưu tầm có gần 2.000 hiện vật và giá trị khoảng 100 triệu USD. Ông Cường chính là một trong những đại gia sở hữu cả bộ sưu tập đồ cổ tiền tỷ được trả giá cao "ngất ngưởng" nhưng vẫn không bán. Ảnh: Infonet.
Ông Cường sở huux một chiếc sập 300 năm tuổi của một viên quan người Huế mua lại từ Trung Quốc. Chiếc sập này được làm bằng gỗ Lệ Chi với những đường chạm trổ tinh xảo. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán. Ảnh: Infonet.
Trong những món đồ cổ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng. Ảnh: Infonet.
Ống đựng bút bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị đắt đỏ. Ảnh: Infonet.
Nhiều chum, hũ có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của "ông vua đồ cổ Sài Gòn". Ảnh: Infonet.
Ông Đa Lương, quê lúa Thái Bình, cũng sở hữu khối đồ cổ trị giá hàng tỷ đồng. Đại gia đồ cổ này sở hữu chiếc đồng hồ đeo tay Omega có tuổi đời hơn 60 năm nhờ chuyến đi của người bạn sang Mỹ. Tại chợ đồ cổ ở California, bạn ông đã thấy chiếc đồng hồ này và gọi điện về mách cho ông. Hiện, có người nài nỉ mua lại số đồng hồ với giá 300 triệu đồng, ông cũng không bán. Ảnh: VietnamNet.
Một trong những món đồ cũng vào hàng hiếm mà ông Lương đang sử hữu là chiếc đài hãng TeleFunken. Giống với chiếc đồng hồ, chiếc radio này được mua ở Hong Kong nhờ một người bạn của ông Lương. Niềm vui sướng của ông đã vỡ òa khi biết được chiếc đài này cùng đời và cùng hãng với chiếc đài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VietnamNet.
Dân trong giới đồ cổ còn chia sẻ cho nhau về chiếc xe máy Peugeot của Pháp mà ông Lương đang sở hữu. Theo anh Lương, chiếc xe có từ đời Đức quốc xã cho tới nay vẫn còn nguyên bản về màu sắc, nước sơn cho đến máy móc. Nhiều người đang trả anh 200 triệu đồng nhưng anh tiếc không muốn bán.
Giới chơi cổ vật thường kháo nhau về người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, ông Dương Phú Hiến ở Hà Nội. Đến nhà ông, như lạc vào mê cung trong thế giới cổ tích với trên 4.000 cổ vật đắt giá. Ảnh: Ông Dương Phú Hiến bên cạnh một món đồ cổ đắt giá. Ảnh: Khám Phá.
Ông Hiến cho biết, gia đình ông từ đời cụ kỵ đã có thú vui sưu tầm cổ vật. Ông Hiến đã trở thành một nhà sưu tầm cổ vật có tiếng trong giới, sưu tầm và gìn giữ những cổ vật của đất nước và thế giới hơn 40 năm qua. Ảnh: Khám Phá.
Đặc biệt, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập của ông là các bảo vật đời Thương - Chu, có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Trong số đó phải kể đến chiếc ấm uống rượu hình còn vịt. Chiếc ấm này có quai hình con rồng, phía trên nắp có gắn xích. Một số thương gia người Đài Loan nghe tiếng tìm đến và trả giá lên tới hàng triệu USD để mua "báu vật" này, nhưng ông Hiến từ chối. Ảnh: Khám Phá.
Ông Hiến còn sở hữu ấm hâm rượu hình vuông, dưới đáy có minh văn (chữ viết). Chiếc ấm này được làm bằng hợp kim đồng, ở giữa có đầu rồng. Hiện, chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được món cổ vật này, chỉ biết trên thế giới khó có thể kiếm ra được cái thứ 2. Ảnh: 24h.
Một trong những cổ vật đắt giá khác của ông Hiến là bộ ấm chén làm bằng vàng nạm ngọc, đời nhà Thanh. Bộ ấm chén được vua Càn Long sử dụng trong việc tiếp đãi quần thần và khách quý. Đã nhiều người ngỏ ý mua nhưng ông nhất quyết không bán. Ảnh: 24h.