Hải sâm có giá bán từ 500 – 700 ngàn đồng, lúc đỉnh điểm lên đến gần 1,5 triệu đồng/kg. Do vậy, việc lặn biển đánh bắt hải sâm mang về những khoản thu rất lớn cho ngư dân. Thế nhưng, cũng vì loại hải sản quý hiếm này, không ít ngư dân đã bỏ mạng hoặc tàn phế suốt đời.Khác với nhiều ngành nghề khác, ngư dân hành nghề lặn bắt hải sâm ra khơi không mang lưới. Ngư cụ của họ gồm kính lặn, 200m dây hơi, vợt lưới có thể chứa 30 con hải sâm cùng bình oxy lớn. Ngoài lương thực, thực phẩm, trong hầm tàu cá của chuyến ra khơi lặn biển lúc nào cũng có khoảng hai tấn muối hột và 300 cây đá. Trong hình là hải sâm sau khi được sơ chế. Ảnh: Người lao động.Do cho thu nhập cao, chỉ thời gian ngắn, nghề hải sâm trở nên thịnh hành, bởi đây là nghề nếu chịu khó thì nhanh giàu. Và những ngôi nhà khang trang, hay những con tàu hàng trăm mã lực là một minh chứng. Ảnh: Ngư dân thử đồ lặn chuẩn bị ra khơi (Nguồn: Công lý).Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghề lặn biển, ngư dân Trương Văn Thuận (ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) bộc bạch: “Nếu trúng đậm hải sâm, chỉ một phiên biển, mỗi thợ lặn cho thu nhập vài chục triệu đồng, nhiều ngư dân một mùa biển thu nhập vài trăm triệu đồng". Ảnh: Các ngư dân chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sâm (Nguồn: Công lý).Hải sâm lúc nào cũng có giá cao, vừa đưa về đến cảng là các thương lái mua ngay, đem lại thu nhập lớn cho thợ lặn và chủ tàu. Hải sâm to như trong hình có giá hai triệu đồng/kg. Ảnh: Quân đội nhân dân.Lặn bắt hải sâm là một nghề “hái” ra tiền nhưng đằng sau đó là sự nguy hiểm luôn rình rập, những cái chết không bao giờ báo trước. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.Nghề lặn tìm hải sâm do lặn quá sâu, chừng 60 - 70m nên luôn đối mặt với hiểm nguy. Có khi phải lặn xuống độ sâu hơn trăm mét để bắt những con hải sâm lớn, nếu không cẩn thận lập tức bị tai biến, nhẹ thì bị liệt còn nặng thì coi như... bỏ mạng giữa biển. Có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi; hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ảnh: Bưu Điện Việt Nam.Đôi khi đang lặn bỗng dưng bình oxy ngừng hoạt động, áp xuất dưới biển thay đổi đột ngột, hay dây kéo vướng vào đá rất nguy hiểm. Đã có nhiều thợ lặn kỳ cựu khi gặp sự cố cũng không thoát được “cửa tử”. Ảnh: Bưu Điện Việt Nam.Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Bình Sơn và Lý Sơn, trung bình mỗi năm có 15 vụ ngư dân gặp nạn khi lặn đánh bắt hải sâm trên biển, trong đó không ít người phải bỏ mạng hoặc bị các tai biến sống thực vật. Ảnh: Thợ lặn Trần Đình Lộc, 45 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), bị liệt sau khi gặp tai nạn trong chuyến lặn biển năm 2006 (Nguồn: Sài Gòn tiếp thị).Theo nghề lặn kiếm tiền rất nhanh nhưng đó là tiền từ xương máu và sự đánh cược mạng sống. Biết rằng hiểm nguy luôn rình rập nhưng ngư dân vẫn bám nghề biển mưu sinh. Để rồi người thân ở đất liền luôn cầu mong trời yên biển lặng để chồng, con ngoài khơi xa gặp nhiều may mắn, bình an trở về nhà. Ảnh: ANTĐ.
Hải sâm có giá bán từ 500 – 700 ngàn đồng, lúc đỉnh điểm lên đến gần 1,5 triệu đồng/kg. Do vậy, việc lặn biển đánh bắt hải sâm mang về những khoản thu rất lớn cho ngư dân. Thế nhưng, cũng vì loại hải sản quý hiếm này, không ít ngư dân đã bỏ mạng hoặc tàn phế suốt đời.
Khác với nhiều ngành nghề khác, ngư dân hành nghề lặn bắt hải sâm ra khơi không mang lưới. Ngư cụ của họ gồm kính lặn, 200m dây hơi, vợt lưới có thể chứa 30 con hải sâm cùng bình oxy lớn. Ngoài lương thực, thực phẩm, trong hầm tàu cá của chuyến ra khơi lặn biển lúc nào cũng có khoảng hai tấn muối hột và 300 cây đá. Trong hình là hải sâm sau khi được sơ chế. Ảnh: Người lao động.
Do cho thu nhập cao, chỉ thời gian ngắn, nghề hải sâm trở nên thịnh hành, bởi đây là nghề nếu chịu khó thì nhanh giàu. Và những ngôi nhà khang trang, hay những con tàu hàng trăm mã lực là một minh chứng. Ảnh: Ngư dân thử đồ lặn chuẩn bị ra khơi (Nguồn: Công lý).
Với kinh nghiệm hơn 20 năm nghề lặn biển, ngư dân Trương Văn Thuận (ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) bộc bạch: “Nếu trúng đậm hải sâm, chỉ một phiên biển, mỗi thợ lặn cho thu nhập vài chục triệu đồng, nhiều ngư dân một mùa biển thu nhập vài trăm triệu đồng". Ảnh: Các ngư dân chuẩn bị ra khơi đánh bắt hải sâm (Nguồn: Công lý).
Hải sâm lúc nào cũng có giá cao, vừa đưa về đến cảng là các thương lái mua ngay, đem lại thu nhập lớn cho thợ lặn và chủ tàu. Hải sâm to như trong hình có giá hai triệu đồng/kg. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Lặn bắt hải sâm là một nghề “hái” ra tiền nhưng đằng sau đó là sự nguy hiểm luôn rình rập, những cái chết không bao giờ báo trước. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Nghề lặn tìm hải sâm do lặn quá sâu, chừng 60 - 70m nên luôn đối mặt với hiểm nguy. Có khi phải lặn xuống độ sâu hơn trăm mét để bắt những con hải sâm lớn, nếu không cẩn thận lập tức bị tai biến, nhẹ thì bị liệt còn nặng thì coi như... bỏ mạng giữa biển. Có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi; hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ảnh: Bưu Điện Việt Nam.
Đôi khi đang lặn bỗng dưng bình oxy ngừng hoạt động, áp xuất dưới biển thay đổi đột ngột, hay dây kéo vướng vào đá rất nguy hiểm. Đã có nhiều thợ lặn kỳ cựu khi gặp sự cố cũng không thoát được “cửa tử”. Ảnh: Bưu Điện Việt Nam.
Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Bình Sơn và Lý Sơn, trung bình mỗi năm có 15 vụ ngư dân gặp nạn khi lặn đánh bắt hải sâm trên biển, trong đó không ít người phải bỏ mạng hoặc bị các tai biến sống thực vật. Ảnh: Thợ lặn Trần Đình Lộc, 45 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), bị liệt sau khi gặp tai nạn trong chuyến lặn biển năm 2006 (Nguồn: Sài Gòn tiếp thị).
Theo nghề lặn kiếm tiền rất nhanh nhưng đó là tiền từ xương máu và sự đánh cược mạng sống. Biết rằng hiểm nguy luôn rình rập nhưng ngư dân vẫn bám nghề biển mưu sinh. Để rồi người thân ở đất liền luôn cầu mong trời yên biển lặng để chồng, con ngoài khơi xa gặp nhiều may mắn, bình an trở về nhà. Ảnh: ANTĐ.