Trang trại nuôi rắn của ông Jim Harrison (56 tuổi) ở bang Kentucky, Mỹ nuôi khoảng 2.000 con rắn độc, trong đó có một số con thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới. Đây có thể là trang trại nuôi rắn lớn nhất nước Mỹ và thậm chí trên toàn thế giới.
Hàng tuần, ông Harrison vẫn dùng tay không để trích nọc độc của khoảng 1.000 con rắn độc. Công việc của ông Harrison rất nguy hiểm khi ông chỉ dùng đôi tay trần để bắt rắn rồi trích nọc độc.
Số nọc độc rắn của ông thu được chủ yếu để bán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược phẩm.
Qua nhiều năm, ông Harrison sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để trích nọc độc chảy ra từ đôi răng nanh sắc nhọn của những con rắn.
Dù đã làm công việc này thuần thục trong hàng chục năm qua, ông Harrison vẫn bị rắn độc cắn tới 18 lần.
Thậm chí, có lần ông phải nằm viện đến 4 tuần để điều trị vết thương vì rắn độc cắn. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ những phần nhiễm trùng nặng trên ngón tay của ông Harrison.
Sau 38 năm làm việc chiết xuất nọc rắn, hai bàn tay người đàn ông 55 tuổi này hiện đã chằng chịt các vết sẹo vì rắn cắn và độ dài của các ngón tay không còn nguyên vẹn nữa.
Tuy nhiên, Harrison khẳng định ông sẽ không bao giờ từ bỏ công việc yêu thích của mình chỉ vì những vết thương do rắn cắn.
Ông cảm thấy công việc của mình đang làm rất có ý nghĩa vì chất độc chiết xuất từ loài rắn có thể trở thành nguyên liệu trong những loại thuốc cứu sống mạng người.
Trang trại nuôi rắn của ông Harrison mang lại doanh thu chủ yếu từ tiền vé của khách thăm quan và tiền bán nọc độc rắn. Hai vợ chồng ông thường thu thập nọc độc rắn để bán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược phẩm. Nọc độc lỏng sau đó được đông khô và vận chuyển cho các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu trường đại học tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Giá cả cho mỗi loại nọc độc là khác nhau tùy theo sản lượng sản xuất và độ quý hiếm của con rắn. Nọc độc từ một con rắn san hô, loài rắn nhỏ ở bang miền Nam với dải màu đỏ, đen và vàng, giá 1.000 USD (khoảng hơn 21 triệu đồng) cho mỗi gram. Thế nhưng, để có được một gam nọc độc rắn san hô, phải chiết xuất từ 300-400 lần.
Trang trại nuôi rắn của ông Jim Harrison (56 tuổi) ở bang Kentucky, Mỹ nuôi khoảng 2.000 con rắn độc, trong đó có một số con thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới. Đây có thể là trang trại nuôi rắn lớn nhất nước Mỹ và thậm chí trên toàn thế giới.
Hàng tuần, ông Harrison vẫn dùng tay không để trích nọc độc của khoảng 1.000 con rắn độc. Công việc của ông Harrison rất nguy hiểm khi ông chỉ dùng đôi tay trần để bắt rắn rồi trích nọc độc.
Số nọc độc rắn của ông thu được chủ yếu để bán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược phẩm.
Qua nhiều năm, ông Harrison sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để trích nọc độc chảy ra từ đôi răng nanh sắc nhọn của những con rắn.
Dù đã làm công việc này thuần thục trong hàng chục năm qua, ông Harrison vẫn bị rắn độc cắn tới 18 lần.
Thậm chí, có lần ông phải nằm viện đến 4 tuần để điều trị vết thương vì rắn độc cắn. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ những phần nhiễm trùng nặng trên ngón tay của ông Harrison.
Sau 38 năm làm việc chiết xuất nọc rắn, hai bàn tay người đàn ông 55 tuổi này hiện đã chằng chịt các vết sẹo vì rắn cắn và độ dài của các ngón tay không còn nguyên vẹn nữa.
Tuy nhiên, Harrison khẳng định ông sẽ không bao giờ từ bỏ công việc yêu thích của mình chỉ vì những vết thương do rắn cắn.
Ông cảm thấy công việc của mình đang làm rất có ý nghĩa vì chất độc chiết xuất từ loài rắn có thể trở thành nguyên liệu trong những loại thuốc cứu sống mạng người.
Trang trại nuôi rắn của ông Harrison mang lại doanh thu chủ yếu từ tiền vé của khách thăm quan và tiền bán nọc độc rắn. Hai vợ chồng ông thường thu thập nọc độc rắn để bán cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, trường đại học và công ty dược phẩm. Nọc độc lỏng sau đó được đông khô và vận chuyển cho các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu trường đại học tại Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Giá cả cho mỗi loại nọc độc là khác nhau tùy theo sản lượng sản xuất và độ quý hiếm của con rắn. Nọc độc từ một con rắn san hô, loài rắn nhỏ ở bang miền Nam với dải màu đỏ, đen và vàng, giá 1.000 USD (khoảng hơn 21 triệu đồng) cho mỗi gram. Thế nhưng, để có được một gam nọc độc rắn san hô, phải chiết xuất từ 300-400 lần.