Ngày 14/11 chính quyền khu vực Alsace ở miền Đông nước Pháp thông báo một tàu cao tốc TGV của Pháp - đang trong quá trình chạy thử trên tuyến đường sắt cao tốc từ Paris tới Strasbourg - đã bị chệch khỏi đường ray ở thị trấn Eckwersheim gần biên giới Đức, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, trong đó có 12 người bị thương nặng.Đoàn tàu TGV đầu tiên do hãng Alstom chế tạo được đưa vào chạy từ năm 1981, nối Paris và Lyon. Sau đó, mạng lưới này được mở rộng ra 150 điểm đến giữa Pháp và các nước láng giềng. Bị giới hạn ở tốc độ 322 km/giờ, đoàn tàu TGV V150 trước đó từng đạt tốc độ kỷ lục 574,5 km/giờ vào năm 2007, nhanh thứ hai trên thế giới. Công nghệ cao tốc của TGV đã được sử dụng cho nhiều đoàn tàu quốc gia ở nhiều nước châu Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan và Đức.Nội thất hiện đại, bắt mắt bên trong tàu cao tốc TGV.Bộ phận kết nối 2 toa tàu một cách tự động.TGV được xem là phương tiện giao thông “sạch” vì sử dụng năng lượng điện. Thực tế, khi đoàn tàu thử nghiệm đầu tiên ra mắt, nó sử dụng động cơ chạy dầu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng năng lượng vào thập niên 70 đã buộc các nhà sản xuất chuyển hướng sang động cơ điện.Tàu TGV với mũi hình dáng khí động học rất lạ. Thiết kế mũi tàu thế này sẽ giảm được tối đa lực cản của gió.Chi phí vận hành và bảo dưỡng cho tàu siêu tốc này cực cao. Mỗi km đường sắt cao tốc ngốn tới khoảng 1 triệu Euro tiền bảo trì trong một năm. Ngoài ra khi xây dựng các tuyến đường sắt, người ta cũng buộc phải phá rừng hay xuyên núi hoặc di rời các khu dân cư, tất cả đẩy chi phí lên tới khoảng 1,7 – 2 tỉ Euro cho 100km đường sắt.Ngày nay, TGV cũng giống như đa số các con tàu cao tốc khác là một niềm tự hào đắt đỏ của các quốc gia sở hữu. Chúng phải cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không giá rẻ và làm ăn ít có lãi, thậm chí là lỗ. Tuy nhiên, cảm giác ngồi trên các chuyến tàu cực nhanh lướt qua từng cung đường vẫn là điều khiến nhiều người thích thú.
Ngày 14/11 chính quyền khu vực Alsace ở miền Đông nước Pháp thông báo một tàu cao tốc TGV của Pháp - đang trong quá trình chạy thử trên tuyến đường sắt cao tốc từ Paris tới Strasbourg - đã bị chệch khỏi đường ray ở thị trấn Eckwersheim gần biên giới Đức, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, trong đó có 12 người bị thương nặng.
Đoàn tàu TGV đầu tiên do hãng Alstom chế tạo được đưa vào chạy từ năm 1981, nối Paris và Lyon. Sau đó, mạng lưới này được mở rộng ra 150 điểm đến giữa Pháp và các nước láng giềng. Bị giới hạn ở tốc độ 322 km/giờ, đoàn tàu TGV V150 trước đó từng đạt tốc độ kỷ lục 574,5 km/giờ vào năm 2007, nhanh thứ hai trên thế giới.
Công nghệ cao tốc của TGV đã được sử dụng cho nhiều đoàn tàu quốc gia ở nhiều nước châu Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan và Đức.
Nội thất hiện đại, bắt mắt bên trong tàu cao tốc TGV.
Bộ phận kết nối 2 toa tàu một cách tự động.
TGV được xem là phương tiện giao thông “sạch” vì sử dụng năng lượng điện. Thực tế, khi đoàn tàu thử nghiệm đầu tiên ra mắt, nó sử dụng động cơ chạy dầu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng năng lượng vào thập niên 70 đã buộc các nhà sản xuất chuyển hướng sang động cơ điện.
Tàu TGV với mũi hình dáng khí động học rất lạ. Thiết kế mũi tàu thế này sẽ giảm được tối đa lực cản của gió.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng cho tàu siêu tốc này cực cao. Mỗi km đường sắt cao tốc ngốn tới khoảng 1 triệu Euro tiền bảo trì trong một năm. Ngoài ra khi xây dựng các tuyến đường sắt, người ta cũng buộc phải phá rừng hay xuyên núi hoặc di rời các khu dân cư, tất cả đẩy chi phí lên tới khoảng 1,7 – 2 tỉ Euro cho 100km đường sắt.
Ngày nay, TGV cũng giống như đa số các con tàu cao tốc khác là một niềm tự hào đắt đỏ của các quốc gia sở hữu. Chúng phải cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không giá rẻ và làm ăn ít có lãi, thậm chí là lỗ. Tuy nhiên, cảm giác ngồi trên các chuyến tàu cực nhanh lướt qua từng cung đường vẫn là điều khiến nhiều người thích thú.