Trước khi quyết định thâm nhập vào “thung lũng chết” Mà Sa Phìn, chúng tôi đã thấy từng tốp phu vàng lầm lũi lê những bước chân mệt nhoài đi qua UBND xã Nậm Xây. Ai cũng nhỏ thó, trẻ lắm, áng chừng 18-20 tuổi. Tại đó, có một chiếc ô tô trắng toát, 1 gã trung niên và một người phụ nữ chờ sẵn đẩy các em lên xe để thoát sự truy vấn của báo chí.“Muốn biết chuyện phu vàng, phải cắt suối đi vào con đường độc đạo phía trước, con đường dẫn lên Mà Sa Phìn ấy. Mấy hôm nay, ngày nào chả có hàng chục người bỏ chạy về quê” - một người dân cho biết Cạnh UBND xã Nậm Xây có một cây cầu bằng bê tông cốt thép nhưng đã bị lũ đánh sập. Mấy ngày trước, nước lớn, chảy xiết, chả ai dám lội qua con suối này cả. Hôm nay, người ta ghép tạm mấy thân cây làm cầu.Đường từ xã Nậm Xây vào Mà Sa Phìn, nơi các phu vàng thiệt mạng.Đi một quãng, lại gặp một tốp chừng 10 người đi ngược hướng chúng tôi. Phải thuyết phục mãi các em mới chịu nói, rất kiệm lời, và tuyệt nhiên không hé lộ tên tuổi mình. Một em trẻ nhất, quê ở tít tắp miền núi Cao Bằng kể: Các em làm cho vợ chồng Hiểu Linh ở Thái Nguyên. Trước khi mưa lũ, họ đã bỏ về quê, chỉ có các em ở trong lán trại với nhau. May mắn là thời điểm lũ quét kinh hoàng, lán của các em vẫn an toàn. Dù chủ vàng còn nợ lương nhưng họ vẫn bỏ về nhà. Hỏi: Có quay trở lại nữa không, các em lí nhí: Sợ lắm rồi, ở nhà làm ruộng với bố mẹ thôi.13h, mưa trắng trời, nước ừng ực tuôn về từ thượng nguồn, chúng tôi ghé vào một quán nhỏ ven đường mua thêm ít nước, ăm tạm bát mì gói để chuẩn bị cho hành trình đi bộ vào thung lũng chết Mà Sa Phìn. Chủ quán tầm 20 tuổi, tên Triệu Tòn Nhất (thôn Phù Lá, xã Nậm Xây) bảo: Chết nhiều lắm, chính mắt em nhìn thấy hơn 20 thi thể phu vàng được đưa qua đây, thời gian chủ yếu là từ chiều cho đến 12 giờ đêm.Ông Giàng A Khua cho biết, được thuê 2 triệu đồng cho 8 tiếng đi bộ để khiêng các phu vàng ra bên ngoài.Phu vàng Nông Văn Thành chưa hết hoảng hốt.Một phu vàng thất thần trở về từ Mà Sa Phìn.Một lán trại bị lũ cuốn trôi.
Trước khi quyết định thâm nhập vào “thung lũng chết” Mà Sa Phìn, chúng tôi đã thấy từng tốp phu vàng lầm lũi lê những bước chân mệt nhoài đi qua UBND xã Nậm Xây. Ai cũng nhỏ thó, trẻ lắm, áng chừng 18-20 tuổi. Tại đó, có một chiếc ô tô trắng toát, 1 gã trung niên và một người phụ nữ chờ sẵn đẩy các em lên xe để thoát sự truy vấn của báo chí.
“Muốn biết chuyện phu vàng, phải cắt suối đi vào con đường độc đạo phía trước, con đường dẫn lên Mà Sa Phìn ấy. Mấy hôm nay, ngày nào chả có hàng chục người bỏ chạy về quê” - một người dân cho biết Cạnh UBND xã Nậm Xây có một cây cầu bằng bê tông cốt thép nhưng đã bị lũ đánh sập. Mấy ngày trước, nước lớn, chảy xiết, chả ai dám lội qua con suối này cả. Hôm nay, người ta ghép tạm mấy thân cây làm cầu.
Đường từ xã Nậm Xây vào Mà Sa Phìn, nơi các phu vàng thiệt mạng.
Đi một quãng, lại gặp một tốp chừng 10 người đi ngược hướng chúng tôi. Phải thuyết phục mãi các em mới chịu nói, rất kiệm lời, và tuyệt nhiên không hé lộ tên tuổi mình. Một em trẻ nhất, quê ở tít tắp miền núi Cao Bằng kể: Các em làm cho vợ chồng Hiểu Linh ở Thái Nguyên. Trước khi mưa lũ, họ đã bỏ về quê, chỉ có các em ở trong lán trại với nhau. May mắn là thời điểm lũ quét kinh hoàng, lán của các em vẫn an toàn. Dù chủ vàng còn nợ lương nhưng họ vẫn bỏ về nhà. Hỏi: Có quay trở lại nữa không, các em lí nhí: Sợ lắm rồi, ở nhà làm ruộng với bố mẹ thôi.
13h, mưa trắng trời, nước ừng ực tuôn về từ thượng nguồn, chúng tôi ghé vào một quán nhỏ ven đường mua thêm ít nước, ăm tạm bát mì gói để chuẩn bị cho hành trình đi bộ vào thung lũng chết Mà Sa Phìn. Chủ quán tầm 20 tuổi, tên Triệu Tòn Nhất (thôn Phù Lá, xã Nậm Xây) bảo: Chết nhiều lắm, chính mắt em nhìn thấy hơn 20 thi thể phu vàng được đưa qua đây, thời gian chủ yếu là từ chiều cho đến 12 giờ đêm.
Ông Giàng A Khua cho biết, được thuê 2 triệu đồng cho 8 tiếng đi bộ để khiêng các phu vàng ra bên ngoài.
Phu vàng Nông Văn Thành chưa hết hoảng hốt.
Một phu vàng thất thần trở về từ Mà Sa Phìn.
Một lán trại bị lũ cuốn trôi.