Khi dân tình đang hào hứng đón chờ cửa hàng 7-eleven nổi tiếng khắp thế giới sắp tới mở tại Việt Nam thì quy cách hoạt động cửa hàng này đang được quan tâm nhất. Vì sao nó lại trở thành cửa hàng bán chạy nhất thế giới như vậy?Năm 1927, Joe Thompson, một nhân viên của công ty Ice Southland tại Dallas, Texas bắt đầu bán trứng, sữa, bánh mì ngoài các sản phẩm của công ty. Cuối cùng, anh đã mua Công ty Ice Southland và biến nó thành Tổng công ty Southland, rồi bắt đầu mở cửa hàng tiện lợi.Các cửa hàng đầu tiên có tên là Tote’m. Vào năm 1946 , khi các cửa hàng lớn dần, họ đổi tên thành 7-Eleven để phản ánh giờ mở cửa đặc trưng, từ lúc 7h sáng đến 11h đêm.Năm 1973, sau khi ông chủ của 7-Eleven trên bờ vực phá sản thì một tập đoàn của Nhật Bản đã mạnh tay mua lại thương hiệu này và đổi mới, phát triển nó thành những cửa hàng của riêng mình.Thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của người Nhật cũng tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho mô hình cửa hàng tiện lợi. Tại các thành phố lớn đất chật người đông, nhà của người Nhật thường rất nhỏ, tủ lạnh cũng nhỏ chính vì vậy cửa hàng này đáp ứng được nhu cầu tiện lợi không phải mang về nhà.Từ con số 0 tròn trĩnh vào những năm 70 đến con số gần 18.000 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Nhật như hiện nay, đã mất rất nhiều nỗ lực và phải đảm bảo rất nhiều nguyên tắc kinh doanh chặt chẽ.Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một doanh nghiệp Nhật nào giữ được văn hóa làm việc đối thoại nhiều như 7-Eleven, bất kỳ một khiếm khuyết nào trong cung cấp dịch vụ cũng sẽ được phát hiện và chỉnh sửa nhanh chóng.Công ty cũng giữ nguyên tôn chỉ hoạt động suốt những ngày thành lập là không bao giờ chạy đua giá với các siêu thị và cửa hàng trong vùng.Công ty cũng được nhượng quyền hệ thống thanh toán công nghệ cao của công ty cũ. Nó sẽ giúp kết nối tất cả các máy thanh toán cũng như máy tính xử lý thông tin trong hệ thống của 7-Eleven trên phạm vi khắp nước Nhật.Mỗi nhân viên đều được dạy cách sử dụng các công cụ phân tích để hiểu về đối tượng khách hàng, doanh số, thời tiết hay có thể là thực đơn dành cho khách trong ngày.Nhờ hệ thống thông minh này mà thời gian giải quyết đơn hàng của 7-Eleven rất nhanh, thực phẩm được nấu chín buổi sáng được mang đến chuỗi cửa hàng hoàn toàn tươi ngon. Đó cũng chính là lý do mà thực phẩm chín ở 7-Eleven hầu như không bao giờ thừa ế.Nhân viên của 7-Eleven này luôn phải lắng nghe khách hàng. Tất cả các quản lý vùng đều đặn họp lại thứ 3 hàng tuần để chia sẻ những câu chuyện nhỏ nhất về việc bán hàng, các tình huống xảy ra trong cửa hàng. Hàng nghìn nhân viên cũng phải họp hàng tháng, cũng như tham dự hội nghị toàn hệ thống được tổ chức 1-2 năm/lần.Đặc điểm hoạt động của 7-Eleven ở mỗi nước khác nhau. Nếu ở Mỹ, nó giống các cửa hàng tạp hóa. Ở Indonesia, 7-Eleven lại giống như một quán cà phê không gian mở wifi free với đa phần là khách hàng dưới 30 tuổi. Đặc biệt ở đây còn có cả nhạc sống phục vụ giới trẻ.Ở Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn Starbucks. Thành phố Đài Bắc chỉ 23 triệu người nhưng có tới 4.400 địa điểm.Sự khác biệt nhất của 7-11 so với các thương hiệu khác là thứ đồ uống Slurpee. Mỗi lần sinh nhật, 7-Eleven đều tặng khách hàng hàng triệu lít nước giải khát này. Đó chính là một nhân tố hút khách hàng đến với 7-Eleven.
Khi dân tình đang hào hứng đón chờ cửa hàng 7-eleven nổi tiếng khắp thế giới sắp tới mở tại Việt Nam thì quy cách hoạt động cửa hàng này đang được quan tâm nhất. Vì sao nó lại trở thành cửa hàng bán chạy nhất thế giới như vậy?
Năm 1927, Joe Thompson, một nhân viên của công ty Ice Southland tại Dallas, Texas bắt đầu bán trứng, sữa, bánh mì ngoài các sản phẩm của công ty. Cuối cùng, anh đã mua Công ty Ice Southland và biến nó thành Tổng công ty Southland, rồi bắt đầu mở cửa hàng tiện lợi.
Các cửa hàng đầu tiên có tên là Tote’m. Vào năm 1946 , khi các cửa hàng lớn dần, họ đổi tên thành 7-Eleven để phản ánh giờ mở cửa đặc trưng, từ lúc 7h sáng đến 11h đêm.
Năm 1973, sau khi ông chủ của 7-Eleven trên bờ vực phá sản thì một tập đoàn của Nhật Bản đã mạnh tay mua lại thương hiệu này và đổi mới, phát triển nó thành những cửa hàng của riêng mình.
Thói quen sinh hoạt và tiêu dùng của người Nhật cũng tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho mô hình cửa hàng tiện lợi. Tại các thành phố lớn đất chật người đông, nhà của người Nhật thường rất nhỏ, tủ lạnh cũng nhỏ chính vì vậy cửa hàng này đáp ứng được nhu cầu tiện lợi không phải mang về nhà.
Từ con số 0 tròn trĩnh vào những năm 70 đến con số gần 18.000 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Nhật như hiện nay, đã mất rất nhiều nỗ lực và phải đảm bảo rất nhiều nguyên tắc kinh doanh chặt chẽ.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một doanh nghiệp Nhật nào giữ được văn hóa làm việc đối thoại nhiều như 7-Eleven, bất kỳ một khiếm khuyết nào trong cung cấp dịch vụ cũng sẽ được phát hiện và chỉnh sửa nhanh chóng.
Công ty cũng giữ nguyên tôn chỉ hoạt động suốt những ngày thành lập là không bao giờ chạy đua giá với các siêu thị và cửa hàng trong vùng.
Công ty cũng được nhượng quyền hệ thống thanh toán công nghệ cao của công ty cũ. Nó sẽ giúp kết nối tất cả các máy thanh toán cũng như máy tính xử lý thông tin trong hệ thống của 7-Eleven trên phạm vi khắp nước Nhật.
Mỗi nhân viên đều được dạy cách sử dụng các công cụ phân tích để hiểu về đối tượng khách hàng, doanh số, thời tiết hay có thể là thực đơn dành cho khách trong ngày.
Nhờ hệ thống thông minh này mà thời gian giải quyết đơn hàng của 7-Eleven rất nhanh, thực phẩm được nấu chín buổi sáng được mang đến chuỗi cửa hàng hoàn toàn tươi ngon. Đó cũng chính là lý do mà thực phẩm chín ở 7-Eleven hầu như không bao giờ thừa ế.
Nhân viên của 7-Eleven này luôn phải lắng nghe khách hàng. Tất cả các quản lý vùng đều đặn họp lại thứ 3 hàng tuần để chia sẻ những câu chuyện nhỏ nhất về việc bán hàng, các tình huống xảy ra trong cửa hàng. Hàng nghìn nhân viên cũng phải họp hàng tháng, cũng như tham dự hội nghị toàn hệ thống được tổ chức 1-2 năm/lần.
Đặc điểm hoạt động của 7-Eleven ở mỗi nước khác nhau. Nếu ở Mỹ, nó giống các cửa hàng tạp hóa. Ở Indonesia, 7-Eleven lại giống như một quán cà phê không gian mở wifi free với đa phần là khách hàng dưới 30 tuổi. Đặc biệt ở đây còn có cả nhạc sống phục vụ giới trẻ.
Ở Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn Starbucks. Thành phố Đài Bắc chỉ 23 triệu người nhưng có tới 4.400 địa điểm.
Sự khác biệt nhất của 7-11 so với các thương hiệu khác là thứ đồ uống Slurpee. Mỗi lần sinh nhật, 7-Eleven đều tặng khách hàng hàng triệu lít nước giải khát này. Đó chính là một nhân tố hút khách hàng đến với 7-Eleven.