Hiểm họa từ những cây cầu mục nát

Google News

(Kiến Thức) - Với việc mỗi tháng xây dựng một cây cầu, hiện tại, Tập đoàn Number 1 đã xây dựng được 10 cây cầu thép dây văng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà cách trường học, trạm y tế chỉ mỗi con sông nhưng ngày ngày các con muốn đến lớp thì phải có người lớn đưa đi rồi ngồi đó chờ đến khi con tan học để đón về. Trong xóm có ai đau bệnh lúc nửa đêm thì mọi người càng thêm lo lắng. Không có cây cầu mọi người vất vả lắm …
Đi về miền Tây thì nơi nào cũng là sông nước, người dân nơi vẫn còn nhiều khó khăn, cuộc sống phải chật vật lo cơm ngày hai bữa thì lấy đâu ra tiền mà đóng góp xây cầu? Có hàng trăm công trình ở mỗi địa phương cần triển khai, ngân sách cũng có hạn nên việc xây cầu không phải là chuyện một sớm một chiều mà giải quyết xong được.
Về Cà Mau đến ấp 8, xã Tân Lộc, với hơn 1200 nhân khẩu sinh sống bằng nghề nuôi tôm và trồng lúa, hàng ngày bà con đi lại trên cây cầu bắc qua sông Cựa Gà đã được xây dựng từ năm 2000. Phần thân cầu hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, lõi sắt bên trong đã phơi ra ngoài, thân cầu thì mục nát.
Cây cầu bắc qua sông Cựa Gà có thể sập bất cứ lúc nào. 
Sóc Trăng cũng không mấy khá hơn khi về xã Hòa Tú 1 và xã Gia Hòa 1 hai bên bờ sông là hai điểm trường tiểu học, học sinh và bà con qua lại rất đông nhưng cây cầu đã bị hư hỏng nặng. Phần thành cầu làm bằng sắt đã bị mục, nhịp cầu phải gia cố đỡ bằng dây kẽm… nếu lỡ đi trên cầu mà có va chạm mạnh là có thể sập bất cứ lúc nào. Chiều cao của cầu lại thấp, nước lên xuống gây khó khăn cho ghe, xuồng qua lại.
Cùng hiện trạng “sống chung với lũ” như trên là nhân dân xã An Nhơn, tỉnh Bến Tre. Hơn 8.000 hộ dân rải khắp tuyến của xã cũng mong mỏi một cây cầu để đi lại. Việc sinh hoạt, sản xuất đều trông chờ vào ghe, thuyền để qua sông; kìm hãm sự phát triển kinh tế. Tương lai của địa phương cũng ảnh hưởng khi những đứa trẻ nhỏ đi học phải dùng đò hoặc được bố mẹ đưa bằng xe máy theo đường vòng xa hàng chục km.
Không còn cách nào khác, những người dân địa phương buộc phải đi trên những cây cầu ọp ẹp. 
Và còn rất nhiều địa phương khác ở các tỉnh miền tay đang gặp khó khăn về việc xây cầu. Do đó các địa phương rất mong sự chung tay của các mạnh thường quân để giúp đỡ cho dân nghèo.
Bằng sự đồng cảm và trăn trở về cách thức giúp người dân thoát nghèo bền vững, với phương châm “trao cần câu hơn xâu cá”,  đã triển khai chương trình “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng cầu thép dây văng cho các xã nghèo ở vùng sâu vùng xa của miền Tây từ cuối năm 2015.
Với việc triển khai mỗi tháng xây dựng một cây cầu, đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Number 1 đã triển khai xây dựng được 10 cây cầu thép dây văng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long. Trong số đó đã có 5 cây cầu đã khánh thành và đi vào phục vụ nhu cầu đi lại của bà con.
Niềm vui của những người ân Vĩnh Thạnh khi được đi trên cây cầu thép dây văng vững chãi. 
Xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) là một trong 5 xã đã được khánh thành cây cầu thép dây văng do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh thuộc Tập đoàn Number 1 tài trợ độc quyền. Trong niềm vui, niềm hân hoan của bà con nhân dân, ông Hà Thanh Nhật – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình đã chia sẻ: “Đây là một việc làm rất thiết thực và ý nghĩa của Tập đoàn Number 1. Cây cầu góp phần phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của bà con được thuận tiện, giúp các cháu học sinh tới trường an toàn, phát triển kinh tế của địa phương và thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới”.
PV

Bình luận(0)