Dubai là một tiểu vương quốc đồng thời cũng là tên thành phố lớn nhất tiểu vương quốc này, nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Khi chưa đặt chân tới đây, nhiều người vẫn nghĩ tới một Dubai tráng lệ, nổi tiếng với những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.
Chỉ qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Iran Farhad Berahman, người ta mới thấy được một phần cuộc sống khổ cực của những người lao động nghèo ở Dubai phồn hoa.
Những người công nhân này đến Dubai với hy vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho gia đình nhưng đổi lại chỉ thấy nghèo khổ, lương thấp và công việc cực nhọc.
Những bức ảnh của Farhad được chụp ở thành phố Sonapur, trong tiếng Hindi nó có nghĩa là “thành phố của vàng”, là nơi sinh sống của hơn 150.000 công nhân, phần lớn đến từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades... Khu dân cư Sonapur nằm cách xa và tách biệt so với những tòa nhà chọc trời sang trọng, giàu có.
30 năm trước, Dubai phần lớn là một sa mạc, nhưng đã nhanh chóng phát triển thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất và là điểm đến của rất nhiều du khách.
Nhiếp ảnh gia Farhad đã đến Dubai rất nhiều lần và anh chứng kiến sự đi lên chóng mặt về độ giàu có của tiểu vương quốc này. Farhad cho biết có ba tầng lớp phân chia rõ rệt ở Dubai, đó là: người Ả Rập, người nước ngoài và những người lao động.
Trong bài viết, Farhad cho biết, những công nhân phải làm việc nhiều giờ trong thời tiết oi bức nhưng nhận được đồng lương rất ít ỏi. Họ bị đưa đến Sonapur, một nơi không có trên bản đồ, để những người sử dụng lao động dễ dàng kiểm soát hơn.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi này đã trò chuyện với một người làm việc lau chùi đến từ Bangladesh tên Jahangir (27 tuổi) và được biết mỗi tháng Jahangir kiếm được khoảng 800 AED (4,6 triệu đồng), được anh gửi về cho gia đình 500 AED (2,9 triệu đồng), số còn lại anh chi tiêu và sinh sống ở Dubai.
Farhad nói: “Người ta đến mảnh đất này để thay đổi tương lai và làm giàu vì đây là nơi thu hút sự đầu tư khổng lồ trong ngành xây dựng và dầu mỏ. Những người lao động đã xây dựng lên biết bao nhiêu khách sạn sang trọng và những công trình nổi tiếng thế giới trong những năm gần đây”.
Thế nhưng, những điều mà họ nhận lại thì thật đáng xót xa. Họ thường phải làm việc ròng rã 14h/ngày khi nhiệt độ mùa hè lên tới 50 độ C. Trong khi đó, khách du lịch khi tới đây thường được khuyên rằng không nên ở ngoài trời quá 5 phút.
Khi tới khu Sonapur, Farhad đã chứng kiến cảnh những người đàn ông ngồi trên chiếc ghế đã gãy hỏng, nấu nướng trong những căn bếp bẩn thỉu. 6-8 người sống trong một căn phòng rộng khoảng 13 m2, kê được 6 chiếc giường. Họ nấu ăn bằng những bình gas trong điều kiện khủng khiếp.
Một công nhân người Trung Quốc đã gọi Farhad vào phòng và cho xem một tấm bảng gỗ ghi chữ: “Thưa ông chủ, tôi đã làm việc cho công ty của ông một năm rồi. Hợp đồng đã hết nhưng tôi vẫn chưa nhận được lương quá 4 tháng. Làm ơn hãy trả lương cho tôi để tôi quay trở về Trung Quốc sớm”.
Những người đang hưởng thụ cuộc sống xa hoa với mức thu nhập cao ở Dubai có lẽ cũng không hề hay biết về mảng tối của thành phố hoa lệ này.
Dubai là một tiểu vương quốc đồng thời cũng là tên thành phố lớn nhất tiểu vương quốc này, nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Khi chưa đặt chân tới đây, nhiều người vẫn nghĩ tới một Dubai tráng lệ, nổi tiếng với những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.
Chỉ qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Iran Farhad Berahman, người ta mới thấy được một phần cuộc sống khổ cực của những người lao động nghèo ở Dubai phồn hoa.
Những người công nhân này đến Dubai với hy vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho gia đình nhưng đổi lại chỉ thấy nghèo khổ, lương thấp và công việc cực nhọc.
Những bức ảnh của Farhad được chụp ở thành phố Sonapur, trong tiếng Hindi nó có nghĩa là “thành phố của vàng”, là nơi sinh sống của hơn 150.000 công nhân, phần lớn đến từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades... Khu dân cư Sonapur nằm cách xa và tách biệt so với những tòa nhà chọc trời sang trọng, giàu có.
30 năm trước, Dubai phần lớn là một sa mạc, nhưng đã nhanh chóng phát triển thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất và là điểm đến của rất nhiều du khách.
Nhiếp ảnh gia Farhad đã đến Dubai rất nhiều lần và anh chứng kiến sự đi lên chóng mặt về độ giàu có của tiểu vương quốc này. Farhad cho biết có ba tầng lớp phân chia rõ rệt ở Dubai, đó là: người Ả Rập, người nước ngoài và những người lao động.
Trong bài viết, Farhad cho biết, những công nhân phải làm việc nhiều giờ trong thời tiết oi bức nhưng nhận được đồng lương rất ít ỏi. Họ bị đưa đến Sonapur, một nơi không có trên bản đồ, để những người sử dụng lao động dễ dàng kiểm soát hơn.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi này đã trò chuyện với một người làm việc lau chùi đến từ Bangladesh tên Jahangir (27 tuổi) và được biết mỗi tháng Jahangir kiếm được khoảng 800 AED (4,6 triệu đồng), được anh gửi về cho gia đình 500 AED (2,9 triệu đồng), số còn lại anh chi tiêu và sinh sống ở Dubai.
Farhad nói: “Người ta đến mảnh đất này để thay đổi tương lai và làm giàu vì đây là nơi thu hút sự đầu tư khổng lồ trong ngành xây dựng và dầu mỏ. Những người lao động đã xây dựng lên biết bao nhiêu khách sạn sang trọng và những công trình nổi tiếng thế giới trong những năm gần đây”.
Thế nhưng, những điều mà họ nhận lại thì thật đáng xót xa. Họ thường phải làm việc ròng rã 14h/ngày khi nhiệt độ mùa hè lên tới 50 độ C. Trong khi đó, khách du lịch khi tới đây thường được khuyên rằng không nên ở ngoài trời quá 5 phút.
Khi tới khu Sonapur, Farhad đã chứng kiến cảnh những người đàn ông ngồi trên chiếc ghế đã gãy hỏng, nấu nướng trong những căn bếp bẩn thỉu. 6-8 người sống trong một căn phòng rộng khoảng 13 m2, kê được 6 chiếc giường. Họ nấu ăn bằng những bình gas trong điều kiện khủng khiếp.
Một công nhân người Trung Quốc đã gọi Farhad vào phòng và cho xem một tấm bảng gỗ ghi chữ: “Thưa ông chủ, tôi đã làm việc cho công ty của ông một năm rồi. Hợp đồng đã hết nhưng tôi vẫn chưa nhận được lương quá 4 tháng. Làm ơn hãy trả lương cho tôi để tôi quay trở về Trung Quốc sớm”.
Những người đang hưởng thụ cuộc sống xa hoa với mức thu nhập cao ở Dubai có lẽ cũng không hề hay biết về mảng tối của thành phố hoa lệ này.