Đây là nghĩa địa máy bay dân dụng ở Victorville (Nam California). Hình ảnh những chiếc Boeing cũ đang chờ ngày được nấu chảy.Không hoành tráng như các căn cứ quân sự to lớn nhưng nơi đây cũng chứa nhiều họ hàng máy bay cũ, không thể sử dụng chờ ngày đem nấu chảy. Trong số đó chủ yếu là các dòng máy bay Boeing cũ mà tiêu biểu là Boeing 727-225. Được biết, các máy bay ở đây phần lớn thuộc sở hữu của hãng Delta Airlines.Các máy bay tại đây được gắn mác "đã nghỉ bay" hoặc "dư thừa", không cần thiết cho hoạt động hiện tại. Một số sẽ được bảo dưỡng để sau này hãng bay dùng tới, hoặc được bán cho hãng khác.Đến tháng 3/2015, British Airways đã có vài chiếc 747 đặt ở nghĩa địa này. Hãng này có đội bay khổng lồ với hơn 50 chiếc 747-400. Nhưng khi tuổi thọ trung bình của dàn phi cơ này lên tới gần 20 năm, British Airways đang dần cho nghỉ hưu những chiếc già cỗi. Ngoài British Airways, Singapore Airlines, Air New Zealand và Cathay Pacific cũng đã gửi 747 đến Victorville.Đây là nghĩa trang máy bay quân sự tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, ở phía tây nam sa mạc Arizona, biểu thị sức mạnh về lĩnh vực hàng không của Mỹ. “Nghĩa địa” này lưu trữ và bảo dưỡng hơn 4.200 máy bay quân sự, thuộc hơn 70 chủng loại, trị giá khoảng 35 tỷ USD của Mỹ.Đây cũng là căn cứ của Trung tâm sửa chữa và tái chế máy bay số 309 của không quân Mỹ, với tổng cộng 7.000 nhân viên. Một trong những lý do người ta chọn căn cứ không quân này để lưu giữ máy bay là bởi ở đây lượng mưa ít, độ ẩm thấp, đất phèn, ít xói mòn, ít xảy ra sự gỉ sét, nền đất cứng.Nghĩa địa máy bay khổng lồ này có diện tích lên tới 2.600 mẫu Anh, tương đương với diện tích 1.300 sân bóng đá tiêu chuẩn. Hàng nghìn chiếc máy bay đã được đưa về và sắp xếp nằm ngay ngắn ở nghĩa trang này. Trong số đó, có cả những chiếc máy bay hiện đại, vẫn còn hoạt động tốt và có thể vận hành thêm vài chục năm nữa.Tại nghĩa địa này, người ta phân ra làm 4 loại máy bay: Thứ nhất, tình trạng còn tốt để dự bị cho lực lượng máy bay đang sử dụng. Loại thứ hai là những chiếc máy bay có thể tiếp tục hoạt động trở lại sau một thời gian bảo dưỡng ngắn. Loại thứ 3 là phi cơ không còn khả năng bay, sẽ tháo lấy các bộ phận linh kiện còn tốt. Loại thứ 4 là những máy bay sẽ bị tiêu hủy, vài bộ phận được thu hồi làm thép phế liệu.Nghĩa địa máy bay ở Ukraine: Do điều kiện kinh tế xáo động, khủng hoảng nên không ít vũ khí, máy bay chiến đấu bị "bỏ rơi" ở địa máy bay tại Ukraine. Các sân bay trở thành nghĩa trang yên nghỉ cho các phi cơ cũ, lỗi thời.Tại nghĩa địa ở Ukraine, chiếm số đông là máy bay huấn luyện chiến đấu L-29, trực thăng Mi-2, có một vài chiếc Mi-8 và vận tải cơ An-24.Những chiếc trực thăng vận tải hạng nhẹ bọc giáp Mil Mi-2 ở nghĩa trang máy bay này đều bị tháo bỏ cánh quạt chính để đỡ vướng víu.Hàng chục chiếc máy bay huấn luyện L-29 xếp hàng ngay ngắn. Một điểm kỳ lạ là tất cả máy bay vẫn giữ nguyên phù hiệu không quân Liên Xô (ngôi sao đỏ).Theo CNN, sân bay Teruel của Tây Ban Nha là sân bay công nghiệp lớn nhất châu Âu. Hiện, sân bay ma này trông giống như một nghĩa địa máy bay. Tuy nhiên, đa phần máy bay ở đây đang chờ cơ hội cất cánh lần nữa. Sân bay Teruel là nơi dừng chân của máy bay đến từ khắp nơi trên thế giới, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho những chiếc máy bay đang tạm thời hoặc vĩnh viễn ngừng hoạt động.Một số máy bay bị bỏ rơi ở Teruel luôn sẵn sàng cất cánh nhưng phải chờ giải quyết vấn đề tài chính hoặc luật pháp. Nhiều máy bay nằm ở đây do hãng hàng không sở hữu chúng cần điều chỉnh tạm thời lượng khách chuyên chở để đối phó với biến động thị trường.Thời tiết khô cằn ở Teruel rất lý tưởng với việc lưu giữ máy bay, khiến nguy cơ hư hỏng ở mức thấp nhất. Đây là một trong số ít cơ sở đáp ứng yêu cầu bảo quản máy bay trên thế giới.
Đây là nghĩa địa máy bay dân dụng ở Victorville (Nam California). Hình ảnh những chiếc Boeing cũ đang chờ ngày được nấu chảy.
Không hoành tráng như các căn cứ quân sự to lớn nhưng nơi đây cũng chứa nhiều họ hàng máy bay cũ, không thể sử dụng chờ ngày đem nấu chảy. Trong số đó chủ yếu là các dòng máy bay Boeing cũ mà tiêu biểu là Boeing 727-225. Được biết, các máy bay ở đây phần lớn thuộc sở hữu của hãng Delta Airlines.
Các máy bay tại đây được gắn mác "đã nghỉ bay" hoặc "dư thừa", không cần thiết cho hoạt động hiện tại. Một số sẽ được bảo dưỡng để sau này hãng bay dùng tới, hoặc được bán cho hãng khác.
Đến tháng 3/2015, British Airways đã có vài chiếc 747 đặt ở nghĩa địa này. Hãng này có đội bay khổng lồ với hơn 50 chiếc 747-400. Nhưng khi tuổi thọ trung bình của dàn phi cơ này lên tới gần 20 năm, British Airways đang dần cho nghỉ hưu những chiếc già cỗi. Ngoài British Airways, Singapore Airlines, Air New Zealand và Cathay Pacific cũng đã gửi 747 đến Victorville.
Đây là nghĩa trang máy bay quân sự tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan, ở phía tây nam sa mạc Arizona, biểu thị sức mạnh về lĩnh vực hàng không của Mỹ. “Nghĩa địa” này lưu trữ và bảo dưỡng hơn 4.200 máy bay quân sự, thuộc hơn 70 chủng loại, trị giá khoảng 35 tỷ USD của Mỹ.
Đây cũng là căn cứ của Trung tâm sửa chữa và tái chế máy bay số 309 của không quân Mỹ, với tổng cộng 7.000 nhân viên. Một trong những lý do người ta chọn căn cứ không quân này để lưu giữ máy bay là bởi ở đây lượng mưa ít, độ ẩm thấp, đất phèn, ít xói mòn, ít xảy ra sự gỉ sét, nền đất cứng.
Nghĩa địa máy bay khổng lồ này có diện tích lên tới 2.600 mẫu Anh, tương đương với diện tích 1.300 sân bóng đá tiêu chuẩn. Hàng nghìn chiếc máy bay đã được đưa về và sắp xếp nằm ngay ngắn ở nghĩa trang này. Trong số đó, có cả những chiếc máy bay hiện đại, vẫn còn hoạt động tốt và có thể vận hành thêm vài chục năm nữa.
Tại nghĩa địa này, người ta phân ra làm 4 loại máy bay: Thứ nhất, tình trạng còn tốt để dự bị cho lực lượng máy bay đang sử dụng. Loại thứ hai là những chiếc máy bay có thể tiếp tục hoạt động trở lại sau một thời gian bảo dưỡng ngắn. Loại thứ 3 là phi cơ không còn khả năng bay, sẽ tháo lấy các bộ phận linh kiện còn tốt. Loại thứ 4 là những máy bay sẽ bị tiêu hủy, vài bộ phận được thu hồi làm thép phế liệu.
Nghĩa địa máy bay ở Ukraine: Do điều kiện kinh tế xáo động, khủng hoảng nên không ít vũ khí, máy bay chiến đấu bị "bỏ rơi" ở địa máy bay tại Ukraine. Các sân bay trở thành nghĩa trang yên nghỉ cho các phi cơ cũ, lỗi thời.
Tại nghĩa địa ở Ukraine, chiếm số đông là máy bay huấn luyện chiến đấu L-29, trực thăng Mi-2, có một vài chiếc Mi-8 và vận tải cơ An-24.
Những chiếc trực thăng vận tải hạng nhẹ bọc giáp Mil Mi-2 ở nghĩa trang máy bay này đều bị tháo bỏ cánh quạt chính để đỡ vướng víu.
Hàng chục chiếc máy bay huấn luyện L-29 xếp hàng ngay ngắn. Một điểm kỳ lạ là tất cả máy bay vẫn giữ nguyên phù hiệu không quân Liên Xô (ngôi sao đỏ).
Theo CNN, sân bay Teruel của Tây Ban Nha là sân bay công nghiệp lớn nhất châu Âu. Hiện, sân bay ma này trông giống như một nghĩa địa máy bay. Tuy nhiên, đa phần máy bay ở đây đang chờ cơ hội cất cánh lần nữa. Sân bay Teruel là nơi dừng chân của máy bay đến từ khắp nơi trên thế giới, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho những chiếc máy bay đang tạm thời hoặc vĩnh viễn ngừng hoạt động.
Một số máy bay bị bỏ rơi ở Teruel luôn sẵn sàng cất cánh nhưng phải chờ giải quyết vấn đề tài chính hoặc luật pháp. Nhiều máy bay nằm ở đây do hãng hàng không sở hữu chúng cần điều chỉnh tạm thời lượng khách chuyên chở để đối phó với biến động thị trường.
Thời tiết khô cằn ở Teruel rất lý tưởng với việc lưu giữ máy bay, khiến nguy cơ hư hỏng ở mức thấp nhất. Đây là một trong số ít cơ sở đáp ứng yêu cầu bảo quản máy bay trên thế giới.