Sáng 14/12, hàng trăm chiếc diều với đủ chủng loại, kích cỡ đã cùng nhau đọ dáng trên bầu trời Thủ đô trong Lễ hội diều sáo Khu vực đồng bằng Bắc Bộ 2016.Nổi bật nhất là những cánh diều khổng lồ có hình thù các con vật, màu sắc đẹp mắt.Trong đó, đáng chú ý là những chú diều cánh bướm, diều bạch tuộc với kích thước “khủng”, diều bạch tuộc có chiều dài lên tới 30, thậm chí 40m, chiều rộng từ 10 tới 15m.Trong các thú chơi tao nhã của người Việt, không thể không kể đến thú chơi diều sáo. Đây là thú chơi gắn với tuổi thơ của hầu hết người Việt Nam, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị.Thoạt nhìn, tưởng chừng thả diều rất đơn giản nhưng nếu không biết cách chọn diều cho phù hợp với hướng gió, kích cỡ của diều thì không thể làm cho diều cất cánh được.Người cầm dây, người phi diều, khoảng cách cả trăm mét rồi đợi gió đến thì phi diều. Càng lên cao gió càng mạnh hơn và ổn định hơn, tiếng sáo vang xa hơn, vọng hơn.Ông Nguyễn Hữu Vịnh (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) dù đã 75 tuổi nhưng niềm đam mê với những cánh diều sáo vẫn còn nguyên vẹn như thủa ấu thơ.Chiếc diều sáo có chiều dài sải cánh 5m, nặng gần 3kg được đặt làm ở Sài Gòn, sau đó chuyển ra Hà Nội. Cả bộ diều sáo có trị giá khoảng 5 triệu đồng.“Gia đình tôi có truyền thống chơi diều cũng đã được vài thế hệ, như cụ thân sinh ra tôi hồi còn sống dù 85 tuổi vẫn cùng các cháu ra đồng thả diều mỗi chiều”, ông Vịnh chia sẻ.Dù là nơi thả lý tưởng nhưng do trên đồng có hàng trăm cánh diều cùng rất đông người xem nên việc thả những chiếc diều lớn không hề đơn giản.Những cánh diều hấp dẫn nhiều màu sắc, no gió tung cánh trên bầu trời thu hút sự chú ý của rất đông người xem, từ trẻ nhỏ tới các cụ già đã ngoài 70 tuổi.
Sáng 14/12, hàng trăm chiếc diều với đủ chủng loại, kích cỡ đã cùng nhau đọ dáng trên bầu trời Thủ đô trong Lễ hội diều sáo Khu vực đồng bằng Bắc Bộ 2016.
Nổi bật nhất là những cánh diều khổng lồ có hình thù các con vật, màu sắc đẹp mắt.
Trong đó, đáng chú ý là những chú diều cánh bướm, diều bạch tuộc với kích thước “khủng”, diều bạch tuộc có chiều dài lên tới 30, thậm chí 40m, chiều rộng từ 10 tới 15m.
Trong các thú chơi tao nhã của người Việt, không thể không kể đến thú chơi diều sáo. Đây là thú chơi gắn với tuổi thơ của hầu hết người Việt Nam, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị.
Thoạt nhìn, tưởng chừng thả diều rất đơn giản nhưng nếu không biết cách chọn diều cho phù hợp với hướng gió, kích cỡ của diều thì không thể làm cho diều cất cánh được.
Người cầm dây, người phi diều, khoảng cách cả trăm mét rồi đợi gió đến thì phi diều. Càng lên cao gió càng mạnh hơn và ổn định hơn, tiếng sáo vang xa hơn, vọng hơn.
Ông Nguyễn Hữu Vịnh (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) dù đã 75 tuổi nhưng niềm đam mê với những cánh diều sáo vẫn còn nguyên vẹn như thủa ấu thơ.
Chiếc diều sáo có chiều dài sải cánh 5m, nặng gần 3kg được đặt làm ở Sài Gòn, sau đó chuyển ra Hà Nội. Cả bộ diều sáo có trị giá khoảng 5 triệu đồng.
“Gia đình tôi có truyền thống chơi diều cũng đã được vài thế hệ, như cụ thân sinh ra tôi hồi còn sống dù 85 tuổi vẫn cùng các cháu ra đồng thả diều mỗi chiều”, ông Vịnh chia sẻ.
Dù là nơi thả lý tưởng nhưng do trên đồng có hàng trăm cánh diều cùng rất đông người xem nên việc thả những chiếc diều lớn không hề đơn giản.
Những cánh diều hấp dẫn nhiều màu sắc, no gió tung cánh trên bầu trời thu hút sự chú ý của rất đông người xem, từ trẻ nhỏ tới các cụ già đã ngoài 70 tuổi.