Cơ quan hàng không Đức thông báo, hơn 1.300 chuyến bay của hãng hàng không Lufthansa bị hủy do nghiệp đoàn phi công của hãng này bắt đầu đình công từ ngày 1 đến 2/12/2014. Phi công hãng Lufthansa đình công vì bất đồng về phúc lợi hưu trí.
Theo quy định hiện nay, phi công của hãng Lufthansa có thể nghỉ hưu ở tuổi 55 và hưởng 60% lương cho tới khi họ nhận được trợ cấp nghỉ hưu ở tuổi 65. Tuy nhiên, công ty này đã thông báo họ sẽ thay đổi quy định nghỉ hưu trong bối cảnh Liên minh châu Âu xem xét lại việc cấp phép cho phi công nhằm kéo dài tuổi làm việc cho đến năm 65 tuổi.
Hơn 75% phi công hãng hàng không Air France (Pháp) đã tham gia cuộc đình công lớn vào hồi tháng 9/2014. Họ phản đối kế hoạch mở rộng nhánh hàng không giá rẻ Transavia của hãng này ra châu Âu. Cuộc đình công khiến 80% số chuyến bay của Air France (AF) không thể cất cánh, gây thiệt hại lên tới 25,5 triệu USD/ngày.
Hãng hàng không giá rẻ EasyJet của Anh ngày 24/12/2014 đã thông báo hủy khoảng 40 chuyến bay sau ngày Giáng sinh do các tiếp viên hàng không của hãng này tổ chức đình công tại Pháp liên quan tới các vấn đề về lịch làm việc và tiền lương.
Hàng nghìn hành khách đã bị mắc kẹt tại sân bay của Australia trong ngày 30/9/2011, khi các nhân viên mặt đất và vận chuyển hành lý của Hãng Hàng không quốc gia Qantas tiếp tục đình công, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ngày 11/12/2012, các tiếp viên hãng hàng không Hong Kong Cathay Pacific đã tuyên bố rằng họ sẽ không mỉm cười với hành khách và mời dùng đồ uống có cồn trên máy bay. Động thái này của các nhân viên hãng Cathay Pacific trong khuôn khổ cuộc đình công phản đối ban lãnh đạo từ chối tăng 5% lương.
Ngày 20/3/2010, hàng nghìn nhân viên hãng hàng không quốc gia Anh (British Airways) đã bắt đầu cuộc đình công ba ngày sau khi cuộc thương lượng về tiền lương và điều kiện làm việc bị thất bại. Điều này đã khiến hàng nghìn hành khách phải đối mặt với tình trạng bất ổn do hàng ngàn chuyến bay bị hủy bỏ.
Hồi 12/6/2010, toàn bộ 440 phi công của hãng hàng không tư nhân Spirit Airlines của Mỹ tham gia cuộc đình công sau khi yêu cầu tăng lương và tăng trợ cấp của họ bị lãnh đạo hãng bác bỏ. Trong thông báo công bố ngày 13/6/2010, hãng hàng không Spirit Airlines cho biết tất cả các chuyến bay của hãng sẽ tiếp tục bị hủy cho đến hết ngày 15/6.
Hồi năm 2007, hãng hàng không lớn thứ 5 của Mỹ, Northwest Airlines, đã hủy hơn 500 chuyến bay vì phi công nghỉ vô tội vạ khiến phi hành đoàn không đủ người. Phát ngôn viên Northwest Airlines cho biết nhiều phi công vắng mặt không rõ lý do là nguyên nhân chính khiến hãng không giữ đúng lịch trình cất cánh. Hiệp hội phi công Mỹ khẳng định hội viên của họ không lạm dụng việc nghỉ ốm để chểnh mảng công việc, có chăng chỉ là vì hãng hàng không đã vắt kiệt sức phi công khi tăng giờ bay.
Cơ quan hàng không Đức thông báo, hơn 1.300 chuyến bay của hãng hàng không Lufthansa bị hủy do nghiệp đoàn phi công của hãng này bắt đầu đình công từ ngày 1 đến 2/12/2014. Phi công hãng Lufthansa đình công vì bất đồng về phúc lợi hưu trí.
Theo quy định hiện nay, phi công của hãng Lufthansa có thể nghỉ hưu ở tuổi 55 và hưởng 60% lương cho tới khi họ nhận được trợ cấp nghỉ hưu ở tuổi 65. Tuy nhiên, công ty này đã thông báo họ sẽ thay đổi quy định nghỉ hưu trong bối cảnh Liên minh châu Âu xem xét lại việc cấp phép cho phi công nhằm kéo dài tuổi làm việc cho đến năm 65 tuổi.
Hơn 75% phi công hãng hàng không Air France (Pháp) đã tham gia cuộc đình công lớn vào hồi tháng 9/2014. Họ phản đối kế hoạch mở rộng nhánh hàng không giá rẻ Transavia của hãng này ra châu Âu. Cuộc đình công khiến 80% số chuyến bay của Air France (AF) không thể cất cánh, gây thiệt hại lên tới 25,5 triệu USD/ngày.
Hãng hàng không giá rẻ EasyJet của Anh ngày 24/12/2014 đã thông báo hủy khoảng 40 chuyến bay sau ngày Giáng sinh do các tiếp viên hàng không của hãng này tổ chức đình công tại Pháp liên quan tới các vấn đề về lịch làm việc và tiền lương.
Hàng nghìn hành khách đã bị mắc kẹt tại sân bay của Australia trong ngày 30/9/2011, khi các nhân viên mặt đất và vận chuyển hành lý của Hãng Hàng không quốc gia Qantas tiếp tục đình công, đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ngày 11/12/2012, các tiếp viên hãng hàng không Hong Kong Cathay Pacific đã tuyên bố rằng họ sẽ không mỉm cười với hành khách và mời dùng đồ uống có cồn trên máy bay. Động thái này của các nhân viên hãng Cathay Pacific trong khuôn khổ cuộc đình công phản đối ban lãnh đạo từ chối tăng 5% lương.
Ngày 20/3/2010, hàng nghìn nhân viên hãng hàng không quốc gia Anh (British Airways) đã bắt đầu cuộc đình công ba ngày sau khi cuộc thương lượng về tiền lương và điều kiện làm việc bị thất bại. Điều này đã khiến hàng nghìn hành khách phải đối mặt với tình trạng bất ổn do hàng ngàn chuyến bay bị hủy bỏ.
Hồi 12/6/2010, toàn bộ 440 phi công của hãng hàng không tư nhân Spirit Airlines của Mỹ tham gia cuộc đình công sau khi yêu cầu tăng lương và tăng trợ cấp của họ bị lãnh đạo hãng bác bỏ. Trong thông báo công bố ngày 13/6/2010, hãng hàng không Spirit Airlines cho biết tất cả các chuyến bay của hãng sẽ tiếp tục bị hủy cho đến hết ngày 15/6.
Hồi năm 2007, hãng hàng không lớn thứ 5 của Mỹ, Northwest Airlines, đã hủy hơn 500 chuyến bay vì phi công nghỉ vô tội vạ khiến phi hành đoàn không đủ người. Phát ngôn viên Northwest Airlines cho biết nhiều phi công vắng mặt không rõ lý do là nguyên nhân chính khiến hãng không giữ đúng lịch trình cất cánh. Hiệp hội phi công Mỹ khẳng định hội viên của họ không lạm dụng việc nghỉ ốm để chểnh mảng công việc, có chăng chỉ là vì hãng hàng không đã vắt kiệt sức phi công khi tăng giờ bay.