Vị thượng toạ kiên quyết phản đối đốt vàng mã tại chùa

Google News

Thượng tọa Thích Duy Trấn cho rằng đốt vàng mã chắc gì người đã khuất nhận được, sao không lấy tiền đó giúp học sinh nghèo, đồng bào khó khăn

 - Việc đốt vàng mã được đa số người dân cho rằng cần phải có trong đám tang, cúng giỗ… Tuy nhiên Thượng tọa Thích Duy Trấn, (chùa Liên Hoa - quận 11, TPHCM) lại cho rằng đốt vàng mã chắc gì người đã khuất nhận được, sao không lấy tiền đó giúp học sinh nghèo, đồng bào khó khăn. 
Thượng tọa Thích Duy Trấn cho rằng nên lấy tiền để mua vàng mã đốt mà giúp học sinh nghèo, người dân đang khó khăn thì có phước cho người mất và cả người sống hơn
Thượng tọa Thích Duy Trấn cho rằng nên lấy tiền để mua vàng mã đốt mà giúp học sinh nghèo, người dân đang khó khăn thì có phước cho người mất và cả người sống hơn
 
Xót thương cho học trò nghèo
 
Trong chuyến đi từ thiện giúp đồng bào Huế bị thiên tai năm 1997, Thượng tọa Thích Duy Trấn chứng kiến cảnh tập sách của các em học sinh ở đây chỉ toàn giấy ố vàng, sách học còn đen hơn tờ báo, bút thì phải bơm từng giọt mực chứ không phải được dùng loại bút có sẵn mực như học sinh ở thành phố.
 
Lúc đó Thượng tọa nghĩ tới những tờ vàng mã được đốt hằng ngày còn trắng và đẹp hơn. “Tự nhiên khi đó thầy cảm thấy mình cẩn phải làm điều gì đó để giúp học sinh nghèo và tạo cho nhiều người có điều kiện cùng nhau tạo phước.
 
Hãy thử đặt một phép tính, nếu mỗi người chi khoảng 20 ngàn đồng tiền vàng mã cho mỗi lần đốt, với lượng đốt liên tục như tại nhiều ngôi chùa, đền, các điểm thờ tự... trong các dịp lễ hội, ở mỗi gia đình…, thử hỏi số tiền thật bỏ ra mua tiền giả để đốt sẽ là bao nhiêu? Nếu số tiền đó mà được dùng để giúp học sinh nghèo thì… !" Thượng tọa cười nói.
 
Với suy nghĩ đó, sau khi đoàn từ thiện trở về, Thượng tọa Thích Duy Trấn quyết định làm một "cuộc cách mạng nhỏ" ngay tại chùa của mình. 
 
Những người có thân nhân thờ ở chùa Liên Hoa (quận 11) đã không còn đem vàng mã đến đốt mà dùng số tiền này làm từ thiện
Những người có thân nhân thờ ở chùa Liên Hoa (quận 11) đã không còn đem vàng mã đến đốt mà dùng số tiền này làm từ thiện
 
Thế rồi khoảng giữa năm 1998, tại Chùa Liên Hoa xuất hiện bảng thông báo: Các phật tử đến chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền vàng mã mà hãy dùng số tiền tính mua vàng mã cứu giúp bà con nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa. Lò hoá vàng tại chùa được dỡ bỏ. Chùa cũng nhắc nhở các phật tử không dùng vàng mã để rắc rải trên đường.
 
"Lúc ra quyết định đó, khá đông Phật tử phản ứng, họ thắc mắc tại sao trụ trì chùa Liên Hoa lại cấm đốt vàng mã trong khi các chùa khác việc đốt vàng mã là chuyện bình thường. Làm từ thiện thì một chuyện còn đốt vàng mã là chuyện khác mà, sao lại ghép chung hai việc làm một..." - Thượng tọa Thích Duy Trấn trầm ngâm kể lại. 
 
Thế rồi để phản đối khá đông người đến xin thỉnh hũ cốt về nhà thờ với lý do việc đốt vàng mã như là một sự gửi gắm lòng hiếu thảo và sự chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc ở cõi âm. Nếu không đốt thì sợ người thân ở dưới thiếu thốn sẽ quở trách. 
 
"Dù thấy nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của việc thầy làm nhưng thầy vẫn giữ vừng lòng tin vào quyết định mà mình đưa ra, nên ai muốn đưa hũ cốt về thì thầy đều chấp thuận” - Thượng tọa Thích Duy Trấn cười nói.
 
Không đốt vàng mã, tiền làm từ thiện ngày càng tăng
 
Dù bị phản đối nhưng Thượng tọa vẫn kiên trì giải thích, nêu rõ trong Phật giáo không có kinh sách nào ghi lại việc Phật dạy cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố thì phải đốt vàng mã. Tại Việt Nam cũng chưa thấy có sách nào nói đến nguồn gốc ra đời của tục đốt vàng mã, tiền âm phủ... Vậy sao mình phải đốt mà không dùng tiền đó giúp cho những hoàn cảnh khó khăn.
 
Không chỉ cấm đốt vàng mã mà bàn thờ linh ở chùa Liên Hoa còn không hề có để lư hương để cắm nhang
Không chỉ cấm đốt vàng mã mà bàn thờ linh ở chùa Liên Hoa còn không hề có để lư hương để cắm nhang
 
Ngoài việc vận động Phật tử không đốt vàng mã tại chùa, nơi nào Thượng tọa bắt gặp người dân đốt đều dừng lại khuyên can. Có một lần Thượng tọa được mời đưa đám tang cho một gia đình trong thành phố. Trong suốt hành trình di quan đưa tang từ nhà về đến quê ở Long An, gia đình này nghe lời tôi nên không có rải vàng mã và đốt giấy áo, nhưng về đến nơi chôn cất thì lại đưa ra mấy bao vàng mã để chuẩn bị đốt
 
“Lúc đó tôi kêu chủ gia đình này lại và trao đổi. Họ cho rằng việc đốt vàng mã ở quê là vấn đề dân gian nên cần thực hiện. Tuy nhiên thầy cho rằng có phải anh ức lắm vì ở thành phố không được đốt nên đến khi về quê phải đốt. Anh đốt là đang tiếp tay cho những người bán vàng mã. 
 
Thầy nói thêm là anh thử không đốt xem người thân của anh có về báo mộng phải đốt hay không. Nếu sau 3 ngày mà có thì anh cứ đốt, còn không thì nên tạo phước cho người mất bằng số tiền anh muốn đốt này có hơn không. Sau đó, gia đình này lên chùa và cho tôi hay là đã trả lại số giấy vàng mã đó vì không có ai báo mộng gì cả” - Thượng tọa kể lại.
 
Cùng với việc vận động, những chuyến đi làm từ thiện mà Thượng tọa Thích Duy Trấn tổ chức đã khiến phần đông phật tử nhận ra ý nghĩa và giá trị từ việc làm của nhà chùa. Không đốt vàng mã ở chùa nữa, hạn chế sử dụng mà dùng số tiền đó đóng góp vào quỹ từ thiện của chùa. 
 
Không chỉ cấm đốt vàng mã mà bàn thờ linh ở chùa Liên Hoa còn không hề có để lư hương để cắm nhang
Không chỉ cấm đốt vàng mã mà bàn thờ linh ở chùa Liên Hoa còn không hề có để lư hương để cắm nhang
 
Vì thế từ khởi đầu giữa năm 1998, quỹ từ thiện của chùa Liên Hoa thu được hơn 9 triệu đồng những năm tiếp theo sau số tiền cứ tăng dần với sự đồng thuận của lòng người ngày càng cao.
 
Năm 2011, số tiền tiết kiệm "không đốt vàng mã", chùa Liên Hoa đã quyên góp được trên 7 tỉ đồng để làm từ thiện, giúp đỡ nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn, xây những ngôi nhà tình nghĩa, khoan giếng, làm nhà ở cho người nghèo, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở các vùng sâu, vùng xa...
 
Theo Thượng tọa Thích Duy Trấn muốn người thân quá cố sớm siêu thoát, sao quý Phật tử không dành thời gian tụng kinh niệm Phật và dùng số tiền bạc muốn đốt vàng mã để làm từ thiện không chỉ tích phước cho người thân mà còn có ý nghĩa đối với cộng đồng. 
 
Được biết hiện nay, chùa Liên Hoa ngoài việc không đốt vàng mã, còn là một ngôi chùa không có thắp nhang nghi ngút trong chùa. Nhang chỉ thắp đại diện trên chánh điện, người đến lễ Phật muốn thắp nhang thì đưa ra cắm ở lư hương đặt bên ngoài sân chùa.
 
Hoài Lương
 

Bình luận(3)

Minh Hiền

KA

DOT VANG MA THI KHONG, NHUNG THAP NHANG THI PHAI CO, NHUNG KHONG NEN THAP NHIEU MA CHI IT THOI

Minh Hiền

Hai

Cảm ơn thầy! Đây chính là những suy nghĩ, hiểu biết sai lầm của những người đi chùa mà không hiểu gì về giáo lý nhà Phật.

Minh Hiền

lecongquyet

Đây là Văn Bài Chiếu Chỉ Luật thiên nhiên - Trời Đất Âm Dương. Đạo Trời mới của Luật ban Khoá mới. Luật Trời cùng với Luật Âm ban ra. Luật mới hiện hành ở Dương Gian. Luật mới này giáng chiếu xuống Trần Gian vào ngày 01-01-1997 (tức ngày 23 tháng 11 năm Bính Tý 1996).


VĂN LỆNH CHỈ
Đây là Văn Bài Chiếu Chỉ Luật thiên nhiên - Trời Đất Âm Dương.
Đạo Trời mới của Luật ban Khoá mới. Luật Trời cùng với Luật Âm ban ra. Luật mới hiện hành ở Dương Gian. Luật mới này giáng chiếu xuống Trần Gian vào ngày 01-01-1997 (tức ngày 23 tháng 11 năm Bính Tý 1996).
Ban Chỉ tất cả các chùa, đình, miếu, những nơi thờ lớn, nhỏ, những người có đạo, có tâm, toàn thể muôn dân chăm lo. Khắp nơi đều được biết để thay đổi theo Đạo Trời mới này.
Trời Đất Trần Gian bước sang năm 2000 thế kỷ 21, Trời Phật, các Thánh, các Thần sẽ thay đổi tất cả hành khiến dân gian, giáng hạ trị thế, thay đổi lại loài người. Đức Phật Di Đà và Đức Phật Thích Ca hết khoá, không còn hành khiến ở dưới Trần Gian nữa. Khoá mới có Đức Phật Di Lặc và Đức Ngọc Phật cùng hành khiến. Mọi nghi lễ tôn giáo khác nhau, tất cả thiên nhiên, loài người và vạn vật trên Trái Đất đều thay đổi. “Bánh xe lịch sử của Tạo Hoá xoay vần đi lên”.
Bắt đầu từ ngày 19-8-2000 (AL) thì Giao ban cảm hoá con người thiện tâm; thiện ác phân minh, thiên hạ rồi sẽ thái bình, cõi Trần rồi sẽ bình yên, trở lại như thủa ban đầu mới khai Thiên lập Địa.
Để cứu độ cho mọi chúng sinh vượt qua những hiểm hoạ, những thử thách, từ năm 2000 trở đi Trời Phật sẽ cân phúc cân tội để lọc sàng tất cả. Tới đây sẽ dẹp bỏ tất cả những tà đạo và bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, duy trì tín ngưỡng đúng mức. Không còn phải kiêng kị u mê, hão huyền hư vô, tất cả tà ma yêu quái đều sẽ bị tuyệt tích. Quyền Phép Phật sẽ diệt trừ tất cả. Phép mầu của Phật và các Thánh hiền, các Thần thiện, các Thần ác sẽ ra tay linh nghiệm, linh ứng, phù hộ cho những người thực tâm, hiền tài đức độ, trung hiếu, khiến cho con người có đức tính tuyệt đối không bị u mê bởi những phép thuật yêu ma của đạo tà mê hoặc.
Nếu tuân theo đúng những điều Phật dạy thì con người sẽ được hưởng phúc lộc và thái bình. Con người sẽ được khai tâm, khai trí, khai minh, khai nhớ, sáng suốt thân tâm, phục thiện, làm những điều lành. Sẽ dẹp bỏ mọi tâm ác, cải tà quy chính. Sẽ dẹp trừ tất cả những kẻ buôn thần bán thánh, lừa gạt những người u muội cả tin, làm đảo lộn Luật Trời, làm mất danh Trời Phật, sinh ra những mâu thuẫn giữa các tôn giáo khác nhau.
Kết quả sẽ là Đạo cũng như Trời, Phật cũng như Chúa, không phân biệt, kiêng kị, biết tôn kính những Thánh Thần như nhau, không coi thường nhưng cũng không quá hoang tưởng.
Mỗi người hãy tự nhận thức và phân biệt, nhìn nhận sự thật, hiểu rõ hơn thế nào là tín ngưỡng tôn kính, thế nào là hoang tưởng u mê đến nỗi thành cuồng tín, sinh ra những kẻ kiếm tiền bằng vàng mã các loại, trong đó có tiền vàng âm phủ, nổi đồng bóng, bói toán kiếm ăn, khiến sinh ra loạn tâm, ma quỷ hoành hành, rồi sinh ra loạn Trần, các tệ nạn đĩ điếm, ma tuý, tham ô, tham nhũng, hối lộ, trộm cắp, cờ bạc v.v...
Trời Phật sinh ra loài người để ai cũng được hưởng phúc lành, nhưng trước hết phải trải qua những gian nan thử thách (muốn ăn quả phải trồng cây, muốn ăn quả ngọt phải chịu khó vun xới, tưới bón). Làm người muốn được hưởng thái bình, sung sướng thì phải trồng Cây Đức.
Muốn cho đời không phải gánh chịu những chướng nghiệp thì phải biết phục thiện, làm lành, tu nhân tích đức. Ở trên đời ta gieo Nhân nào thì cây sẽ cho Quả đó. Con người ở khắp năm châu bốn bể (khắp thế gian) đều cùng máu thịt, đầu đội Trời chân đạp Đất như nhau. Các vị Thánh Thần ở bất cứ Tôn giáo nào cũng chỉ dạy những điều lành, lấy gương Thánh Thần mà tu thân, lấy đức nhân mà phục thiện. Làm người mà không biết tôn trọng lễ giáo, không coi trọng Trời Phật, Thánh Thần thì khi bị đẩy đến tột cùng sẽ không còn chỗ dựa nào nữa.
Cuộc sống hiện nay của con người được hưởng sung sướng là nhờ vào nền khoa học hiện đại, tài trí đều do Trời Phật ban Thuyết Duy vật. Con người khi gặp những bế tắc và bệnh tật hoặc lý do khác chưa được giải quyết bằng khoa học mà lại nhờ cúng lễ, cầu nguyện rồi khỏi; đó là theo Thuyết Duy tâm. Vậy phải kết hợp hài hoà cả hai phía Duy vật và Duy tâm, phải cân nhắc kỹ càng để được cả hai đường, đừng vội vàng kết luận mà trở thành u mê.
Loài người được Trời Phật sinh ra và ban cho tất cả. Nếu không có Trời Phật và các Thánh Thần thì chỗ dựa của con người không có, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, không có hạnh phúc, không có lối thoát (Trần sao Âm vậy). Nay Trời Phật Giao ban để thay đổi tất cả, ta phải thay đổi theo mới xứng đáng là con của Trời của Phật.
Những người sùng kính Thánh Thần, mộ Đạo phải coi trọng Cội Nguồn Tiên Tổ, có tâm sáng, có tri thức nhận biết được đúng sai thì chắc sẽ không phải thắc mắc về sự đổi mới của Trời Phật ban ra mọi nghi lễ. Mọi nghĩ lễ này sẽ dễ hiểu và không phức tạp như cũ, nhưng vẫn linh nghiệm. Mỗi người hãy biết tự tu tâm theo giáo huấn “Tốt lễ không bằng tốt công tu tâm”.
Lãnh đạo quốc gia tham khảo và thực hiện đúng sự truyền giáo cho tất cả muôn dân trăm họ. Các chức sắc tôn giáo, các giáo phái lớn nhỏ khắp nơi, các từ quản, các thủ nhang ở đền, chùa, miếu cũng như các nhà chức trách địa phương có trách nhiệm truyền đến cho muôn dân biết Luật mới ban của Trời Phật, nghiêm minh loại trừ những điều Phật cấm. Pháp luật nghiêm minh thì dân mới yên, nước mới thịnh, bền vững lâu dài. Sẽ tiêu trừ và quét sạch tà thần đang gây rối, tham nhũng, trộm cướp, tệ nạn ma tuý, đĩ điếm, cờ bạc v.v...
Đạo Trời mới ban sang thế kỷ 21 bắt đầu từ năm 2000 giao cho Mẫu Phật Thượng Thiên “Phật Tổ Như Lai”, “Đức Mẫu Phật Địa Nhất”, ba trăm sáu mươi Đức Phật ngự trị mười phương, bốn Bồ Tát trấn ải bốn phương. Các Thần Bão, Thần Nắng, Thần Mưa, Thần Thiên Nhiên, Thần Thiên Lôi, các cấp Âm Dương, Thánh Thần giáng Chỉ và chứng Chỉ.
Lệnh Trời Phật gồm những điều cấm sau đây:
1- Cấm sử dụng tất cả các loại tiền vàng âm phủ và các loại mũ mã bằng giấy để cúng.
2- Cầm bói toán, trình đồng, mở phủ hầu bóng, gọi hồn (theo tứ phủ cũ).
3- Thường ngày cấm cúng bằng lễ mặn (thịt, rượu, bia các loại). Chỉ vào ngày giỗ, ngày Tết nếu muốn cúng thì phải xin phép Phật và các Thần rồi mới cúng. Lễ mặn không được đặt lên bàn thờ mà phải đặt ở chỗ thấp hơn bàn thờ.
4- Cấm sử dụng chữ Nho, chữ Hán trong việc viết tấu sớ. bài vị, cốt hiệu bát nhang, dấu bùa v.v... Chỉ cho viết ở nơi thờ cúng lớn như chùa, đền, đình, nơi thờ cúng các vị anh hùng có công với nước, song phải phiên dịch rõ ràng ra tiếng Việt hiện tại. Chữ viết là để truyền cho con cháu sau này đọc được, nước Việt Nam là nước Rồng Ngọc được Trời Phật quý, Phật Thánh sẽ giáng xuống Việt Nam hành khiến loài người.
5- Trước năm 2000 chưa Giao ban khai quang mọi nhà, người dân tránh thắp hương cúng lễ vào ban đêm để khỏi bị tà ma quấy nhiễu. Nếu muốn cầu xin gì đặc biệt cần thiết hoặc cầu kinh thì chỉ thắp nến, đèn. Chỉ có đền, chùa, đình được phép thắp hương cầu lễ ban đêm.
6- Không được đưa rước các vong linh lên chùa. Chỉ được cầu Phật ở nhà độ cho vong linh.
7- Không cúng lễ bằng trầu cau, hương đen, dưa, ổi. Chỉ có lễ cưới xin mới được dùng trầu cau.
8- Khi cầu lễ hoặc tụng kinh phải thay đổi từ “Đà Phật” thành “Là Phật”. Ví dụ, nếu trước đây niệm “Nam mô A Di Đà Phật” thì nay đổi thành “Nam mô A Di Là Phật”.
9- Không cúng lễ linh đình ngoài những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc.
10- Mọi người tiếp tục tu Đạo từng nơi và bảo nhau tự tâm mà cầu phúc để Trời Phật bàn giao cho con cháu qua năm 2000.
... Phật Trời giáng hạ trị thế thay đổi từ độ cứu hộ cho chúng sinh loài người.