Dưới đây là 8 kiểu người suốt đời lâm cảnh bần hàn, rất khó thoát cảnh nghèo túng.Theo nhân tướng học, chỉ cần nhìn qua tướng cổ tay có thể đoán biết được sức khỏe, vận mệnh trong tương lai của bạn. Chỉ cần nhìn vào độ dài ngón tay út là bạn có thể biết ngay vận mệnh sang hèn, may mắn hay đường tình...
Phật dạy rằng: "Họa từ miệng mà ra", tôi nghiệp trên đời này không thiếu, ai cũng dễ mắc phải, trong đó khẩu nghiệp là dễ vướng vào nhất.
Đức Phật dạy, khẩu nghiệp hay còn gọi là ác khẩu là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói. (Vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.
Tác dụng của lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn. Lời nói nhã nhặn, lời khuyến tấn đúng thời, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương. Và từ đó dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi, những việc làm bất thiện.
Có nhiều người chỉ vi cái miệng không tốt mà bao nhiêu phúc báo cũng đều hao tổn hết. Có người nói: “Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?” Kỳ thực hãy luôn nhớ rằng, tạo “khẩu nghiệp” sẽ tổn hại rất lớn đến phúc báo. Phúc báo theo miệng mà chạy hết.
|
Ảnh minh họa. |
Do vậy Kinh Phật cũng dạy, trong sinh hoạt hàng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh: những kẻ hay đổ lỗi cho người khác; hay nói chuyện mê tín, tà kiến; khẩu Phật, tâm xà; và những kẻ làm ít kể nhiều. Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh. Nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi. “Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?” Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
Đức Phật liền nói “Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành. Cuối cùng vẫn chẳng tránh được, hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ.”
Người xưa đã nói: “Ngôn do tâm sinh” (lời nói là do tâm mà sinh ra). Nếu miệng thường hay nói những lời không hay, không tốt, thị phi, hay nguyền rủa, v.v…, thì phúc báo theo đó mà sẽ tổn thất rất nhanh. Nói lời không đúng hay không phải với người lớn tuổi cũng đều như thế.
Trongcuộc sống hôn nhân vẫn có nhiều điều không như ý, có nhiều phụ nữ hay phàn nàn về chồng, rồi nói chồng không tốt thế này thế kia, họ còn đem cả cha mẹ chồng, tổ tông nhà chồng ra mắng nhiếc v.v…, làn như vậy sẽ tạo “khẩu nghiệp” rất nặng và điều này chỉ khiến cho gia cảnh càng ngày càng đi xuống, và nghèo khó.
Phàm trên đời, mọi sự đề có nhân quả. Còn người mê thì cứ làm, cứ nói, cứ hành xử theo cảm tính. Theo suy nghĩ cá nhân của mình cho thỏa dạ hả lòng, khi hậu quả đến thì lo âu sợ hãi thì cũng đã muộn rồi. Vì thế mới nói, cách tích đưa, tu tâm tốt nhất chính là tu khẩu.