"Không cho 2 người mượn tiền, không uống rượu với 3 người"

Google News

Những câu tục ngữ của người xưa thông thường là kinh nghiệm sống được đúc kết lại, chúng liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm làm người, làm việc và kết bạn.

Dân gian có câu "Không cho 2 người mượn tiền, không uống rượu với 3 người", vậy câu nói này có ý gì? Hãy cùng phân tích nhé!

Không cho 2 người mượn tiền

Người ta thường nói, không nên cho hai người vay tiền. Một loại là người có điều kiện kinh tế không mấy khá giả nhưng lại thường mua những món hàng vượt quá khả năng tiêu dùng của mình.

Sở dĩ tránh cho những người như vậy vay tiền là vì đối phương có thể không có khả năng trả nợ. Nhiều khi chúng ta sẽ thấy việc lấy lại một số tiền đã cho vay khó khăn như thế nào. Điều này đã trở thành trò đùa của cư dân mạng ngày nay với câu nói: "Người nợ tiền là người có quyền". Tuy câu này truyền tải quan điểm một cách hài hước nhưng lại rất đúng. Bởi vì nếu chúng ta cho người không có khả năng trả nợ vay tiền thì tiền của chúng ta khó mà thu hồi lại được.

Loại người có hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giả nhưng thường mua những sản phẩm vượt quá khả năng của mình thường là người có tính cách tương đối viển vông. Hầu hết họ vay tiền để tiêu khiển và không hề nghĩ đến việc trả lại số tiền đó.

Có hai kiểu người không nên cho vay tiền (Ảnh minh họa)

Loại người thứ hai không nên cho vay tiền là người lười biếng, cả đời nghèo khổ. Nếu chỉ là nghèo đói ngắn hạn thì cũng không đến nỗi khủng khiếp, bởi chỉ cần người ta không bỏ cuộc, có động lực và không ngừng phấn đấu cho tương lai thì những vấn đề này sẽ được giải quyết. Nhưng nếu điều kiện của bản thân không quá khó khăn nhưng không muốn làm việc chăm chỉ, có nhiều tật xấu, thậm chí không có đồng tiền nào dự phòng trong người, thì người như vậy nhất định sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Thậm chí cho vay tiền sẽ khiến cuộc sống của họ tồi tệ hơn.

(Ảnh minh họa)

Không uống rượu với 3 người

Văn hóa rượu chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóa truyền thống từ xa xưa, ngay cả trong xã hội hiện đại của chúng ta, nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta thường giải quyết một số vấn đề tại bàn rượu. Văn hóa rượu ở các vùng cũng có sự khác nhau, câu tục ngữ này còn đề cập đến một số nội dung liên quan đến văn hóa rượu, cảnh báo chúng ta không nên uống rượu với ba loại người.

(Ảnh minh họa)

Đầu tiên là người ép người khác uống rượu. Suy cho cùng, không phải ai cũng thích uống rượu hoặc có thể uống rượu, nếu đối phương không chịu uống mà bị ép uống thì tự nhiên sẽ khiến bầu không khí rất khó xử. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chú ý đến thực tế là một số người có thể bị dị ứng với rượu, nếu bị ép uống rượu thì rất có thể sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Thứ hai là rượu của người lạ, hiện nay con người sống trong môi trường xã hội tương đối phức tạp. Một số người trẻ, ít kinh nghiệm xã hội nên ít cảnh giác với người khác, lúc này nếu quá sa đà trong tiệc rượu với những người xa lạ, rất có thể sẽ bị người khác lợi dụng. Vì vậy, chúng ta phải cực kỳ cẩn thận.

(Ảnh minh họa)

Điều cuối cùng là không được uống rượu để giải sầu, nếu có chuyện gì trong lòng cũng đừng tự say xỉn 1 mình, vì xung quanh không có ai, uống khi buồn bực sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Một khi đã uống quá nhiều rượu hoặc trúng độc, cơ thể có vấn đề gì đó, hoặc say rượu bất tỉnh thì đó không phải là chuyện tầm thường, đừng quá coi trọng nỗi buồn, vì tất cả mọi chuyện đều chỉ được giải quyết hợp lý khi chúng ta tỉnh táo.

Tóm tắt: Câu tục ngữ này tuy là kinh nghiệm được người xưa đúc kết và là một loại nhận thức của người xưa về thời đại đó nhưng nó vẫn có vai trò nhất định trong xã hội hiện đại của chúng ta. Chúng ta có thể tham khảo để áp dụng vào cuộc sống của chính mình.

Theo Nguyễn Giang/Thương hiệu và Pháp luật

>> xem thêm

Bình luận(0)