Nỗi thống khổ thứ nhất: Cầu mà không được
Phật dạy: Dục vọng của con người cũng giống như một sợi dây cao su bị kéo căng. Nếu không thể tự điều khiển được mình, vượt quá giới hạn của bản thân, sẽ bắn ngược trở lại, tự làm tổn thương chính bản thân mình. Đời người cũng vậy, càng sống càng gặp vô số chuyện, cầu mà không được. Càng khát khao tranh đoạt, càng làm tổn thương chính mình và người khác.
|
Ảnh minh họa. |
Hữu duyên tương lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng. Cớ gì vì những thứ không thuộc về mình mà tự tay bôi bẩn lương tâm, làm những chuyện trời đất không dung thứ, tự tay hủy hoại hạnh phúc của mình, rơi vào thống khổ triền miên?
Nỗi thống khổ thứ hai: Bị lạc lối trong thất bại
Phật dạy: Đời người, không ai không trải qua thất bại. Có thất bại mới trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ và kiên cường hơn trước sóng gió cuộc đời. Thế nhưng, nếu trốn chạy nỗi thống khổ này, bi quan, thối chí, chấp nhận chôn thân trong vũng bùn nhơ bẩn, bạn sẽ không bao giờ có tư cách để được hạnh phúc.
Trên đời, không ai là không vấp ngã. Càng thành đạt, thất bại càng nhiều. Không cần biết xuất phát điểm của bạn thế nào. Nhưng người kiên cường đến phút cuối, sẽ luôn đạt được thành tựu rực rỡ. Nên nhớ, vận mệnh luôn nằm trong tay con người. Khi bạn thất bại, người duy nhất cứu được bạn chỉ có bản thân bạn.
Nỗi thống khổ cuối cùng: Phải từ bỏ thứ mà mình nhất mực yêu thương
Phật dạy: Một trong những điều khiến con người đau đớn thấu tận tâm can, chính là phải buộc lòng thứ mà mình nhất mực thương yêu. Không phải ngẫu nhiên, những kẻ bi tình thường ca thán trong nước mắt: "Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết?" Vì yêu nên mới khổ. Vì chia lìa mà đau lòng. Nhưng nếu duyên phận đã hết, níu kéo được có ích gì? Một cánh cửa đóng lại, tất sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Muốn tìm về bến bờ an lạc, với nắng ấm an nhiên hãy biết buông tay, mỉm cười và chúc phúc, cho chính mình và cả người còn lại.