Cây sa la gắn với sự kiện đức Phật nhập Niết bàn

Google News

Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cây vô ưu.

Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.
Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
 Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.
Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo như ở tại Việt Nam thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
 Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.
Chúng tôi có sưu tầm hoa hàm rồng, đưa lên facebook cá nhân, hỏi ý kiến mọi người và cũng được nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi cũng thấy các trang báo khác cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.
Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.


Theo Phật giáo Việt Nam

Bình luận(7)

Minh Hiền

Lê thi kim hanh

Đức Phật đản sanh dưới cây Vô Ưu chứ ko phải cây SaLa đâu bạn ơi!

Minh Hiền

Thủy Hương

Mình rất thích cây sa la, mỗi lần dc ngắm cây ra hoa thật tuyệt vời và rất ý nghĩa, mình đã mua giống cây này về trông, mong là cây sẽ lên tốt và ra thật nhiều hoa

Minh Hiền

Thanh Hương

Chùa Hoằng Pháp cũng có 1 cây mình cũng đc chiêm bái rồi, đứng dưới gốc cây thấy tâm hồn mình vô cùng thanh thản nhẹ nhàng, a di đà Phật.

Minh Hiền

Lê guli

Hoa này ở chùa trên núi Thị vãi rất nhiều. Đây cũng là một điểm du lịch dã ngoại leo núi rất hay và tốt cho sức khỏe

Minh Hiền

Minh Nguyễn

Ở VN nhiều chùa cũng có cây này, rất đẹp! Cây Sala đẹp nhất mà mình biết là cây ở Thanh Minh Thiền Viện (đường Trần Huy Liệu, Phú Nhuận). Nhưng nhiều và "cao niên" nhất phải kể đến các cây Sala ở chùa Dược Sư (đường Lê Quang Định, Bình Thạnh). Các cây Sala ở đây hoa không nhiều, không đẹp như cây ở Thanh Minh Thiền Viện (có lẽ do cây đã già?) nhưng rất nhiều trái. Trái cây Sala to gần bằng trái mít ta, tròn đều, da màu nâu rám, nhìn thì mịn như nhung. Trái to và nặng, nhà chùa phải đóng các giá đỡ hoặc dùng lưới võng để treo trái lên...

Minh Hiền

vy vy

Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bồ đề. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni, Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La

Minh Hiền

Thủy Hương

Nhớ tới cây Sa la nơi Phật sinh ra, cũng như là nhớ tới mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nhớ để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc mình. Nhớ tới cây Sa la - nơi Phật mất đi, cũng là nhớ tới quy luật sinh tồn tái tạo. Nhớ để duy trì bản sắc dân tộc, tạo sự trường tồn của nền văn hóa Việt.