Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí,
trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đãng sanh bước ra
7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình
thương… Giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp, hôi hám mà trổ hoa có mùi
hương tinh khiết. Đạo Phật dùng ý nghĩa này của hoa sen để tượng trưng
cho người tu hành. Cuộc đời của đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục
lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi
tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được
tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn. Sau này chư Tổ dùng hoa sen để
tượng trưng cho công hạnh tu hành của đức Phật, hình tượng đức Phật ngự
trên đài sen là ý nghĩa như vậy.
Từ điển Phật học Huệ Quang có viết: “Ưu đàm, tên khoa học Ficus
Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”.
Hoa ưu đàm, theo quan niệm của Phật giáo là
một hoa linh thiêng, cực kỳ quý hiếm, khó gặp. Mặt khác, hoa ưu đàm nở
là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay có bậc luân vương xuất thế, vì
lẽ ấy mà hoa cũng được gọi là “linh thụy”.
Có nhiều định nghĩa, cũng như những tin đồn về sự xuất hiện của loài hoa ưu đàm linh thiêng... Theo tài liệu của nhà Phật, hoa ưu đàm có cây, có lá, thân cây cao lớn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là các khái niệm được đọc. Sự thật là hàng ngàn người tu hành chưa bao giờ được trực tiếp biết về loài hoa quý này. Theo Phật sử, cây sala hay còn gọi là cây vô ưu là nơi Đức Phật đã sinh
ra. Sau khi Đức Phật tu đắc đạo, đến tuổi già, ngài nhập niết bàn tại
khu rừng Usinara đầy cây sala, lúc đó ngài nằm giữa 2 cây sala hay còn
gọi là song thụ. Vì thế, sala gắn mật thiết với hình ảnh của Đức Phật. Khi
Phật nhập niết bàn, cây sala đang trái mùa bỗng nở hoa đỏ rực. Các đệ
tử ngài lấy làm rất ngạc nhiên, hỏi Đức Phật thì được ngài trả lời rằng:
Phật giáo cũng như các đạo khác, chỉ là phần bên ngoài. Chính bên trong
các con phải tu tập, rèn luyện cho đắc đạo thì tự nhiên sẽ được đơm
hoa, kết trái… Cái tên vô ưu độc đáo mang nghĩa không ưu tư
phiền muộn, nghĩ đến hoa là nghĩ đến sự giải thoát hết mọi sự vẩn đục,
vấn vương… của trần gian.Hoa vàng anh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Một số nghiên cứu cho rằng loài hoa người Việt Nam gọi tên vàng anh này còn có tên chữ Hán là vô ưu. Theo đó, Đức Phật
Thích ca ra đời dưới gốc cây Ashoka mang nghĩa là không buồn phiền. Cây vàng anh xanh quanh năm, có tán rộng cho bóng mát,
vào mùa xuân cho hoa màu sắc đẹp. Hoa vàng anh là biểu tượng của đạo
Phật nên được trồng nhiều ở đền, chùa, tượng đài các danh nhân. Ở
Hà Nội, loài cây biểu trưng của Phật giáo này được trồng khá nhiều ở
khu vực tương đài vua Lý Thái Tổ - vị vua sùng kính đạo Phật- người khai
sinh kinh thành Thăng Long. Bên cạnh các loài hoa là biểu tượng của Phật giáo, gắn liền với nguồn
gốc của Đức Phật, người Việt Nam thường trồng ở các ngôi chùa một số
loài hoa đặc trưng như hoa ngọc lan – loài hoa màu trắng ngà, có mùi
thơm nồng nàn. Hoa đại thường được trồng ở chùa, người ta cũng hái hoa này thả vào bát nước trong để cúng Phật. Hoa cúc cũng được người dân dâng lễ Phật.
Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí,
trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đãng sanh bước ra
7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình
thương…
Giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp, hôi hám mà trổ hoa có mùi
hương tinh khiết. Đạo Phật dùng ý nghĩa này của hoa sen để tượng trưng
cho người tu hành.
Cuộc đời của đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục
lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi
tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được
tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn. Sau này chư Tổ dùng hoa sen để
tượng trưng cho công hạnh tu hành của đức Phật, hình tượng đức Phật ngự
trên đài sen là ý nghĩa như vậy.
Từ điển Phật học Huệ Quang có viết: “Ưu đàm, tên khoa học Ficus
Glomerata, thực vật ẩn hoa thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3 mét”.
Hoa ưu đàm, theo quan niệm của Phật giáo là
một hoa linh thiêng, cực kỳ quý hiếm, khó gặp. Mặt khác, hoa ưu đàm nở
là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay có bậc luân vương xuất thế, vì
lẽ ấy mà hoa cũng được gọi là “linh thụy”.
Có nhiều định nghĩa, cũng như những tin đồn về sự xuất hiện của loài hoa ưu đàm linh thiêng... Theo tài liệu của nhà Phật, hoa ưu đàm có cây, có lá, thân cây cao lớn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là các khái niệm được đọc. Sự thật là hàng ngàn người tu hành chưa bao giờ được trực tiếp biết về loài hoa quý này.
Theo Phật sử, cây sala hay còn gọi là cây vô ưu là nơi Đức Phật đã sinh
ra. Sau khi Đức Phật tu đắc đạo, đến tuổi già, ngài nhập niết bàn tại
khu rừng Usinara đầy cây sala, lúc đó ngài nằm giữa 2 cây sala hay còn
gọi là song thụ. Vì thế, sala gắn mật thiết với hình ảnh của Đức Phật.
Khi
Phật nhập niết bàn, cây sala đang trái mùa bỗng nở hoa đỏ rực. Các đệ
tử ngài lấy làm rất ngạc nhiên, hỏi Đức Phật thì được ngài trả lời rằng:
Phật giáo cũng như các đạo khác, chỉ là phần bên ngoài. Chính bên trong
các con phải tu tập, rèn luyện cho đắc đạo thì tự nhiên sẽ được đơm
hoa, kết trái…
Cái tên vô ưu độc đáo mang nghĩa không ưu tư
phiền muộn, nghĩ đến hoa là nghĩ đến sự giải thoát hết mọi sự vẩn đục,
vấn vương… của trần gian.
Hoa vàng anh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Một số nghiên cứu cho rằng loài hoa người Việt Nam gọi tên vàng anh này còn có tên chữ Hán là vô ưu. Theo đó, Đức Phật
Thích ca ra đời dưới gốc cây Ashoka mang nghĩa là không buồn phiền.
Cây vàng anh xanh quanh năm, có tán rộng cho bóng mát,
vào mùa xuân cho hoa màu sắc đẹp. Hoa vàng anh là biểu tượng của đạo
Phật nên được trồng nhiều ở đền, chùa, tượng đài các danh nhân.
Ở
Hà Nội, loài cây biểu trưng của Phật giáo này được trồng khá nhiều ở
khu vực tương đài vua Lý Thái Tổ - vị vua sùng kính đạo Phật- người khai
sinh kinh thành Thăng Long.
Bên cạnh các loài hoa là biểu tượng của Phật giáo, gắn liền với nguồn
gốc của Đức Phật, người Việt Nam thường trồng ở các ngôi chùa một số
loài hoa đặc trưng như hoa ngọc lan – loài hoa màu trắng ngà, có mùi
thơm nồng nàn.
Hoa đại thường được trồng ở chùa, người ta cũng hái hoa này thả vào bát nước trong để cúng Phật.
Hoa cúc cũng được người dân dâng lễ Phật.