Thiền sư Norman Fisher đã dành một khoảng thời gian để sống tịnh tâm tại căn gác nhỏ trên cây đại thụ trong rừng và đã đúc kết được những triết lí quý báu về cuộc sống.
Khi được hỏi lí do sống tại nơi hoang vu, hẻo lánh, nguy hiểm như vậy để thiền, Vị Thiền sư cho hay đó là sống hòa vào thế giới, bỏ qua cái chết vô thường, mất mát và khổ đau. Sống như vậy sẽ là lúc ta vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để tìm được sự an yên, bình thản trong tâm hồn.
Qua đó, Vị Thiền sư này cũng có những bài giảng sâu sắc về những điều Phật dạy con người khi gặp khó khăn:
1. Coi mọi khó khăn thành một con đường mà ta cần vượt qua nó
Chúng ta đang sống ở thế giới thực nên việc đối mặt với những khó khăn, điềm xấu là không thể tránh khỏi. Đức Phật tâm niệm coi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống chỉ là con đường và phải vượt qua bằng sự kiên nhẫn và tinh thần tích cực.
Chỉ có kiên nhẫn và tinh thần tích cực mới giúp con người đương đầu với khó khăn liên tiếp mà không gục ngã. Nó là sự chịu đựng, nhẫn nhịn chứ không phải là sợ hãi, trốn tránh. Không ai trong chúng ta thích bị áp bức và đánh bại nhưng sự kiên nhẫn có thể giúp chúng ta đánh bại mọi đối thủ. Thực hành kiên nhẫn không phải là việc khó. Khi gặp khó khăn thì đừng chùn bước, khuyến khích lý trí, tinh thần và quyết tâm thì sẽ vượt qua được mọi sự chẳng lành.
Đừng lãng phí thời gian vào việc than vãn với bất kì ai về bất kể điều gì vì nó chẳng giúp ích gì được cho chúng ta. Một phẩm chất khác cần phải có chính là lòng từ bi luôn được đức Phật căn dặn để xóa bỏ mọi thù hận, sợ hãi.
2. Biết tự chịu trách nhiệm
Nghe có vẻ khác thường và hoàn toàn đảo lộn với những quan niệm trước đây ta thường biết đến, là không nên đổ lỗi cho bất cứ ai hay bất kể điều gì. Nhưng đúng vậy, hãy đổ lỗi mọi khó khăn và sai lầm cho chính bản thân mình.
Cuộc sống là của mình nên mọi hành động và suy nghĩ là trách nhiệm của chính mình. Có thể nhắn nhủ bản thân, đây là điều không mong muốn nhưng đã xảy ra và mình phải chịu trách nhiệm. Bản thân mình có đủ năng lực và sức mạnh để biến mọi tình huống xấu nhất trở nên tốt đẹp hơn.
3. Đối xử tốt với tất cả mọi người
Phật gia có câu: “Người khác đối xử với bạn thế nào, đó là nghiệp của họ. Bạn đối xử với người khác thế nào, đó là nghiệp của bạn”.
Trong đạo Phật, đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với mình. Có một câu chuyện nhỏ đại ý như sau: Ngựa không muốn chia sẻ gánh nặng với con lừa, sau khi con lừa mệt chết đi, ngựa phải mang trên lưng toàn bộ gánh nặng của lừa và thêm một bộ da lừa. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Nếu bạn phát hiện bị tổn thương, thì đừng dựa vào đó làm tổn thương người khác.”
Phật pháp luôn nhấn mạnh việc đối xử tốt vối người khác, thực ra đối xử tốt với ngưòi khác là một loại trí tuệ vĩ đại, cần phải biết khi đối tốt với người khác đồng thời cũng là đang đối tốt với chính bản thân mình.
Thật vậy, trong cuộc sống, bất kể là nam nữ hay già trẻ, tốt với người ta, người ta sẽ tốt lại, nếu chúng ta tự thô lỗ, thì người khác cũng không thể hòa nhã với mình được.
Con người đối xử với nhau cũng giống như tiếng vọng của ngọn núi, nếu bạn có thể đối xử tốt với người khác, thì người khác cũng nhất định đối xử tốt với bạn, nếu như bạn dùng lời ác ý với người khác, thì người ta cũng sẽ dùng lời ác ý với bạn. Vì thế, trong quá trình cùng chung sống với mọi người bạn nên đối xử tốt với người khác.
4. Làm việc thiện, tránh điều ác
Hãy hành xử thật tử tế để mọi việc luôn diễn ra tốt đẹp. Dù chỉ cần việc nhỏ nhưng ý nghĩa tốt sẽ khiến cảm thấy cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Đừng hành động những điều không tốt dù là ác khẩu. Những điều xấu xa ấy không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân mà còn những người xung quanh ta. Đó là tạo nghiệp, nghiệp ở kiếp này chưa trả hết sẽ phải gồng gánh kéo dài sang cả kiếp sau.
Bên cạnh đó, con người thường có ảo tưởng tự lực, nghĩ rằng bản thân có thể tự làm mọi việc nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Lên tiếng xin giúp đỡ khi gặp phải công việc quá sức đối với bản thân. Nếu nhận được sự giúp đỡ thì bày tỏ lòng biết ơn là điều hiển nhiên.
Biết ơn mọi thứ xuất hiện trong cuộc sống giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn. Niềm hạnh phúc đó sẽ ý nghĩa hơn khi bạn chia sẻ nó với những người khác.
5. Tĩnh tâm là cách giải quyết khó khăn tốt nhất
Theo Phật pháp, những khó khăn trong cuộc sống xuất phát từ chính suy nghĩ của con người. Nếu cứ nghĩ rằng khó khăn đó khiến ta cảm thấy mệt mỏi, áp lực và khổ đau thì mọi vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để loại bỏ tâm niệm này thì nên thực hành thiền tịnh tâm để bình yên trở lại. Khi thiền, chúng ta sẽ không còn bị phân tâm bởi những suy nghĩ, áp lực và mệt mọi đó. Mọi phiền não sẽ được giải quyết trong chính suy nghĩ của chúng ta.