Nghèo khó là gốc rễ của tội lỗi chứ không phải tiền bạc
Không ít người trong số chúng ta có suy nghĩ rằng, tiền bạc chính là gốc rễ của những điều xấu xa, tội lỗi, và người ta giàu chẳng qua cùng nhờ may mắn mà thôi.
Đó là lí do tại sao việc trở nên giàu có hơn lại là điều đáng xấu hổ với một bộ phận người có thu nhập thấp. Siebold cho rằng: "Những người ở tầng lớp thượng lưu đều biết tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn".
Ích kỷ là một đức tính tốt
Trong khi hầu hết những người khác xem ích kỉ là thói xấu thì người giàu lại nghĩ đó là đức tính tốt. Để minh chứng cho điều này, Siebold nói: "Người giàu đi khắp nơi và làm những việc khiến bản thân họ hạnh phúc. Họ không cố gắng giả vờ để cứu thế giới… Nếu bạn không thể tự chăm sóc cho chính mình thì bạn cũng chẳng làm được gì cho ai khác. Bạn không thể cho đi những gì bạn không có".
|
Ảnh minh họa. |
Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn
Bạn muốn cuộc sống của mình 10 năm nữa sẽ như thế nào? Hãy suy nghĩ và bắt đầu lập kế hoạch cho nó. Suy nghĩ dài hạn cần sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn là tài sản của người giàu. Nóng vội là khoản nợ của người nghèo.
Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạn
Tại sao những ngôi nhà trị giá hàng triệu đô-la luôn có thư viện trong đó? Chỉ là tình cờ khi các ngôi nhà triệu đô-la thì có, còn các ngôi nhà nhỏ thì không? Tôi không nghĩ như vậy. Hầu hết các triệu phú mà tôi biết đều đọc một cuốn sách mỗi tuần. Còn bạn thì sao?
Hành động thay vì ngồi "chờ sung rụng"
Siebold viết: "Trong khi đại đa số chúng ta ao ước trúng số để trở nên giàu có thì những người giàu lại tìm cách giải quyết vấn đề". Vị anh hùng mà hầu hết mọi người đang chờ đợi có lẽ là chúa trời, chính phủ, sếp hay vợ/chồng của họ. Họ tự nghĩ và tin như vậy, gán nó vào cuộc sống của mình và cứ "há miệng chờ sung" mặc thời gian trôi.
Người giàu coi trọng kiến thức thực tế hơn bằng cấp
Nhiều người tin tưởng rằng, càng nhiều bằng cấp thì cơ hội trở nên giàu có càng lớn. Với lố suy nghĩ cũ kĩ này bạn chẳng thể nào thoát ra được lối mòn. Có biết bao tỷ phú tự thân tầm cỡ trên thế giới chẳng qua một hệ thống giáo dục chính thống, không có bằng nọ cấp kia nhưng kiến thức, sự hiểu biết và tư duy của họ ít tai theo kịp. Thực tế trường đời dạy họ cái mà kiến thức sách vở không thể mang lại.
Người giàu nghĩ về tương lai trong khi người nghèo lại luôn muốn tìm về quá khứ
"Những người luôn tin rằng những tháng ngày tốt đẹp nhất đã ở lại phía sau thường khó mà giàu nổi. Họ luôn sống với quá khứ huy hoàng và thất vọng về hiện tại. Trong khi đó, những người giàu lại luôn tin vào một tương lai chưa biết trước, nhờ vậy họ nỗ lực hết mình, sẵn sàng xả thân để đạt được mục tiêu định sẵn.
Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, người nghèo chỉ có một
Hãy so sánh đô-la với cá. Một người câu cá sẽ câu được nhiều cá hơn nếu có hai dây câu chứ? Tất nhiên rồi. Khả năng rất lớn là anh ta sẽ câu được nhiều hơn. Vậy nếu anh ta có tới 5 dây câu thì sao? Dễ thấy là càng có nhiều dây câu dưới nước, anh ta càng có khả năng bắt được nhiều cá.
Tiền bạc cũng vậy. Càng phát triển nhiều nguồn thu nhập khác nhau, bạn càng có nhiều cơ hội giàu HƠN. Với mỗi người giàu giàu hơn bằng một nguồn thu nhất định thì sẽ có hàng chục người khác trở nên độc lập về tài chính nhờ kết hợp nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan
Các câu hỏi quyết định cảm giác của bạn. Các câu hỏi tích cực hỏi những gì bạn có thể làm, còn các câu hỏi tiêu cực hỏi những gì bạn không thể làm. Câu hỏi tiêu cực cũng hỏi tại sao mọi việc lại khó khăn.
Các câu hỏi tích cực khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Còn các câu hỏi tiêu cực làm bạn cảm thấy buồn chán. Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách tự hỏi những câu tích cực.
Người giàu là bậc thầy về việc quản lý cảm xúc của bản thân. Họ là bậc thầy trong việc đó vì họ có thói quen tự hỏi mình những câu tích cực.
Người giàu tập trung kiếm tiền trong khi người khác cố gắng tiết kiệm
Siebold cho rằng, người chỉ dành thời gian cho việc săn tìm giảm giá và chi li tiết kiệm thì sẽ dễ bỏ qua những cơ hội lớn, mặc dù tiết kiệm là đức tính cần thiết đối với bất cứ ai. Kể cả trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ, người giàu cũng không thích cách suy nghĩ "vụn vặt". Họ là bậc thầy trong việc tập trung tinh thần để làm một việc duy nhất: kiếm tiền.