Đằng sau mỗi tấm huy chương là những những năm ròng rã tập luyện điên cuồng của các VĐV nhí trong các lò đào tạo thể thao. Ở đó chỉ nghe tiếng khóc và cảm nhận nỗi đau từ những khúc xương còn rất non được uốn dẻo. Tất cả tạo cho người ta cảm giác lạnh sống lưng về một chương trình tàn bạo.
Bọn trẻ, đó là cách mô tả chính xác nhất cho những VĐV đang tập luyện vì mục tiêu chinh phục HCV Olympic. Vì cái gọi là vinh quang trên đấu trường Thế vận hội, nhiều trẻ em phải đánh đổi bằng cách hy sinh tuổi thơ. Tiếng cười đùa trở thành khái niệm phù phiếm, và những giọt nước xuất hiện nhiều hơn trên gương mặt.
|
Từ lúc mới 4 tuổi, nhiều trẻ em đã được gửi vào lò đào tạo thể thao tại Trung Quốc. |
Theo phóng sự được ITV news thực hiện, những VĐV nhí phải tập 10 giờ mỗi ngày. Từ khi mới lên 4 tuổi, nhiều trẻ em đã được gia đình gửi đến lò đào tạo thể thao với hy vọng sẽ trở thành những nhà vô địch một ngày nào đó. Trong khu tập luyện, chỉ có không khí hệt như quân đội và rất căng thẳng xuất hiện.
Ở môn thể dục dụng cụ, rất nhiều trẻ em phải tuân theo mọi hướng dẫn của các HLV. Không có giới hạn trong các bài kéo giãn chân, uốn dẻo, kéo căng người. Vì tương lai và trở thành nhà vô địch, tiêu chí đó được các HLV nhắc nhở liên tục cho những ánh mắt rất ngây thơ, và thậm chí còn không biết HCV Olympic để làm gì.
Trung Quốc không có khái niệm bình đẳng giới. "Vì sao các VĐV nữ lại rất thành công? Đó là do những HLV đều là nam. Phụ nữ phải chịu một định kiến hà khắc", Johannah Doecke, HLV môn lặn của đại học ở Indianapolis (Mỹ), nói với hãng tin Reuters. "Nếu nói không với điều gì, bạn sẽ bị trừng phạt và ăn tát. Hệ thống đào tạo như vậy thật tàn nhẫn".
Thành trì Trung Quốc sụp đổ ở Olympic
Tại Brazil, thể thao Trung Quốc sụp đổ như một thảm họa. Mang đến giải 416 VĐV, nhưng chỉ giành được 51 huy chương, bao gồm 17 HCV, 15 HCB và 19 HCĐ.
Doecke từng huấn luyện cho một VĐV môn lặn có tên Chen Ni, và kể lại cô gái này rất sợ hãi mỗi khi làm điều gì sai. "Nếu phạm lỗi, con bé lập tức khúm núm và xin lỗi", Doecke chia sẻ. Khi làm việc với những HLV Trung Quốc, Chen Ni toàn bị đánh đập nếu làm trái ý.
Hệ thống đào tạo theo kiểu rất tàn nhẫn của Trung Quốc mọc lên ở khoảng 3.000 trường thể thao khắp đất nước, và có nửa triệu trẻ em phải chịu đựng cảnh tập luyện đầy khắc nghiệt. Nghịch lý rằng, con số các VĐV trưởng thành và tranh tài ở Olympic lại rất thấp. Điều này cho thấy tỷ lệ chọi để lên tuyển quốc giá rất cao và chỉ có những ai thật sự tài năng mới "qua ải".
Mỗi năm, các lò đào tạo VĐV ở Hàng Châu tiếp nhận khoảng 900 trẻ em từ nông thôn tới đây tập luyện. Tất cả đều có chung tham vọng giành vàng tại Olympic hoặc các giải thể thao lớn để đổi đời. Câu chuyện về thành công của các VĐV đi trước trở thành lời đường ngọt được rỉ tai thường xuyên với những mắt thơ ngây thơ kia.
Tại Trung Quốc, hệ thống huấn luyện thể thao cũng đang bị chỉ trích vì cách đối xử với tương lai các VĐV không thành công. Vì giấc mơ vàng tại Olympic, trẻ em chỉ biết nhốt mình vào phòng tập và không hề được trang bị kiến thức văn hóa để mưu sinh ngoài thể thao. Trường hợp của Zhang Shangwu trở thành minh chứng cụ thể.
Anh tập luyện từ lúc lên 6 nhưng giấc mơ tan vỡ vì chấn thương lúc 18 tuổi. Zhang Shangwu, giờ đã 32 tuổi, phải kiếm từng đồng lẻ nhờ bán nữ trang rẻ tiền. Anh thỉnh thoảng biểu diễn vài độc tác uốn dẻo để thu hút người mua. “Tôi hoàn toàn lạc lối. Bản thân từng được tập luyện rất chuyên nghiệp, nhưng không có kiến thức văn hóa hay nghề nghiệp”.
>>> Mời quý độc giả xem video xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic 2016 (nguồn VTV):