Cách đây 43 năm, cháu gái của William Randolph Hearst - ông hoàng huyền thoại của ngành xuất bản báo chí Mỹ - là Patty Hearst bị bắt cóc. Patty Hearst bị đánh đập, cưỡng bức nhưng sau đó chính cô lại nhập hội với những kẻ bắt cóc mình!
Một ngày vào năm 1976, đột nhiên 2 thám tử FBI xuất hiện trong gian bếp, súng đã lên đạn và quát lớn:
- "Đứng lại, không tôi bắn!". Mấy người phụ nữ trong bếp vội giơ tay.
"Ai là Patty Hearst?" – nghe tiếng hỏi, một người trong số họ sợ quá …tè cả ra quần. Đó chính là Patty Hearts.
|
Patty Hearst trong một kỳ nghỉ ở Hy Lạp hồi năm 1974. |
Trước đó gần 2 năm rưỡi, vào ngày 4/2/1974, Patty Hearts lúc đó cò là cô gái 19 tuổi, người được hưởng thừa kế hàng triệu đô la đã bị một tổ chức cực tả bắt cóc. 2 tháng sau khi bị bắt cóc, từ nạn nhân, không hiểu vì sao Patty Hearts lại tình nguyện ra nhập tổ chức của chính những kẻ đã bắt cóc mình và trở thành nữ cướp nhà băng bị truy lùng gắt gao nhất nước Mỹ lúc bấy giờ.
Bước ngoặt của "cô gái nổi loạn"
Patty Hearts vốn dĩ có một cuộc sống không thể sung sướng hơn vì mẹ cô là con gái của ông chủ nhà xuất bản (NXB) Randolph Hearst. Cô được lớn lên trong một khu biệt thự hoành tráng gần San Francisco. Hiện nay, NXB Hearst (các tạp chí "Elle", "Cosmopolitan", "San Francisco Chronicle") vẫn thuộc hàng những NXB lớn nhất nước Mỹ. Với đế chế báo chí đầu tiên này của nước Mỹ, người ông huyền thoại của Patty đã thu vén được một gia tài khổng lồ.
|
Patty trước lá cờ của SLA. |
Tuy nhiên, phía sau cái "mặt tiền thượng lưu" ấy của Patty Hearsts là suy nghĩ đang bị khuấy động của một cô gái lớn lên trong một thời kỳ đầy biến động của nước Mỹ, thời kỳ của văn hóa nổi loạn, cách mạng tình dục, phong trào chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và thời kỳ phân biệt chủng tộc.
Patty Hearst cũng nổi loạn như nhiều thanh niên khác cùng thế hệ. Cô phản đối chính quyền, hút cần sa và nhập học vào Đại học California – trái tim của phong trào sinh viên Mỹ hồi đó. Năm 18 tuổi, cô dọn đến sống cùng Steven Weed, một giáo viên toán trước kia của cô.
Ngày 4/2/1974, Patty và Steven đang xem ti vi thì có tiếng gõ cửa. Khi Steven mở cửa, 2 gã đàn ông và một cô gái ập vào đánh gục anh, trói cô gái 19 tuổi, ném vào cốp ô tô và biến mất trong đêm tối. Đó là bộ 3 Donald DeFreeze, kẻ cầm đầu tổ chức cực tả "Symbionese Liberation Army" (SLA) và 2 đồng bọn.
|
Patty Hearst trong vụ cướp nhà băng ngày 15/4/1974. |
Chúng bịt mắt Petty và giam cô hàng tuần lễ trong một phòng chứa đồ. DeFreeze đánh đập cô, cưỡng bức cô và bắt cô quy phục. "Bố mẹ mày là sâu bọ. Chúng nó phải quỳ xuống xin mày về", hắn luôn quát lên như vậy với cô gái.
SLA đòi gia đình Petty cung cấp khối lượng lương thực, thực phẩm trị giá 70 triệu đô la cho những gia đình nghèo đói ở California. Sau đó, 2 bên thỏa thuận khoản tài trợ thực phẩm trị giá 6 triệu đô la. Tuy vậy, SLA vẫn không thả Patty với lý do chất lượng thực phẩm được cung cấp quá tồi.
2 tháng sau khi bị bắt cóc, đột nhiên Patty tuyên bố gia nhập tổ chức SLA. "Tôi quyết định ở lại và chiến đấu", cô nói trong băng ghi âm.
"Hội chứng Stockhom"?
2 tuần sau khi Patty tuyên bố ra nhập tổ chức SLA, một chi nhánh của ngân hàng Hibernia ở San Francisco bị cướp. 5 kẻ trang bị vũ khí đã cướp đi 10.000 đô la. Nhờ camera cảnh giới, người ta đã nhận diện được những tên cướp nhà băng không hề bịt mặt, trong đó có DeFreeze và một cô gái mặc măng tô đen tay lăm lăm khẩu súng máy M1. Đó là Patty Hearst !
|
Patty Hearst bị dẫn giải vào nhà tù sau phiên tòa năm 1976. |
Cô gái tự nguyện tham gia hay bị bắt buộc? Câu hỏi này không được FBI quan tâm mà chỉ đánh giá cô là một "nhân chứng quan trọng" trong vụ án. Tuy nhiên, trong những đoạn băng ghi âm sau này của SLA, Patty Hearst vẫn luôn tuyên bố mình là thành viên của SLA.
Sau vụ cướp ngân hàng, các thành viên SLA trốn đi Los Angeles. Tại đó, DeFreeze và 5 đồng bọn bỏ mạng trong một cuộc đấu súng. Trong suốt một năm sau đó, Patty cùng 2 thành viên SLA khác lẩn trốn được, cho đến khi FBI lần ra dấu vết và bắt được cô trong một gian bếp.
Năm 1976, Petty Hearst bị đưa ra xét xử vì tội cướp nhà băng có vũ khí. Luật sư bào chữa cho Petty là F. Lee Bailey, một "ngôi sao" trong làng luật sư Mỹ. Ông ta biện minh cho hành động của cô gái bằng hội chứng Stockholm – một hội chứng mà theo đó người bị bắt cóc sau một thời gian bị giam giữ quay sang kết thân với kẻ bắt cóc mình. Nhiều giám định viên đã khai có lợi cho Petty khi họ đánh giá là cô gái đã bị "tẩy não"!
|
Patty Hearst trong lễ cưới ngày 1/4/1979. |
Vụ xét xử đã gây ra trong công luận Mỹ những cảm xúc tương tự như trong vụ xét xử tội giết người của ngôi sao bóng bầu dục O.J. Simpson. Tuy nhiên, ngày 20/3/1976, tòa vẫn xử Petty Hearst 35 năm tù. Sau này, án phạt được giảm xuống còn 7 năm. Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter giảm án một lần nữa và Petty ra tù. Ngay sau đó, Petty cưới Bernard Shaw, vệ sĩ riêng của cô.
Dù được ra tù, nhưng phải mãi đến năm 2001, Tổng thống Bill Clinton mới ân xá hoàn toàn cho Petty. Đến khi đó cô gái mới hoàn toàn đoạn tuyệt với SLA. Năm 2002, cô tuyên bố SLA hoạt động theo cách của tổ chức hồi giáo cực đoan "Dschihad" và muốn lật đổ Chính phủ. Sau đó, Petty ra tòa làm nhân chứng chính trong vụ xét xử những thành viên cuối cùng của SLA.
Sau này, Petty cùng chồng đã rút về ở ẩn trong một biệt thư ở bờ biển phía Đông nước Mỹ. Petty có tham gia đóng một vài bộ phim nhỏ. Gần đây nhất, tháng giêng năm 2014, Petty xuất hiện trước công chúng ở New York trong lễ tang người chồng. Tài sản hiện có của Petty Hearts được đánh giá khoảng 45 triệu đô la.
Từ một cô gái thuộc tầng lớp thượng lưu bị bắt cóc trở thành tội phạm, cuộc đời của Patty Hearsts là một chuỗi các bi kịch. Liệu cô có phải là nạn nhân của "Hội chứng Stockhom" như cô khai trước tòa không hay thực chất là một nữ găngxtơ máu lạnh? Những câu hỏi đó đã chia rẻ nước Mỹ hồi đó và đến nay vẫn chưa được trả lời.