"Thẻ xanh COVID-19" đang nổi lên như một công cụ cần thiết tại nhiều quốc gia khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại và hướng đến cuộc sống bình thường mới. Ảnh: EN.
“Thẻ xanh COVID-19” hay “hộ chiếu vaccine” là giấy chứng nhận sức khỏe hoặc mã QR ghi lại tình trạng tiêm chủng của chủ sở hữu, kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của họ trong thời gian gần nhất hoặc xác nhận họ đã từng mắc COVID-19 và phục hồi. Ảnh: EN.
Israel lần đầu giới thiệu hệ thống thẻ xanh tạm thời vào đầu năm nay. Đây là một mã QR mà người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc in ra để chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ. Ảnh: Reuters.
Thẻ xanh tại Israel có hiệu lực trong tối đa 6 tháng sau khi tiêm đủ liều vắc xin, hoặc trong vòng 72 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Người sở hữu thẻ xanh được phép tham gia các sự kiện lớn và vào những địa điểm công cộng nhất định như phòng gym, khách sạn, nhà hát, nhà hàng và quán bar, điểm du lịch và nơi thờ phụng. Ảnh: Reuters.
Nhiều quốc gia Châu Âu vẫn trên lộ trình áp dụng chương trình "thẻ xanh COVID". Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha là những quốc gia đã công bố về các hình thức của “thẻ xanh COVID-19”. Ảnh: AP.
Chính phủ Italy thông qua sắc lệnh áp dụng chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 vào ngày 17/6/2021. Theo sắc lệnh này, kể từ ngày 6/8, người dân bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh" tại các quán bar, nhà hàng, các phòng tập thể thao, bể bơi, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các cơ sở lưu trú…Ảnh: Reuters.
Sắc lệnh cũng quy định mức phạt lên tới 400 Euro (khoảng 470 USD) đối với các trường hợp không có chứng nhận kỹ thuật số này và xử phạt hành chính, đóng cửa các cơ sở không chấp hành quy định kiểm tra "thẻ xanh". Ảnh: SC.
Một số tiểu bang của Đức yêu cầu “thẻ xanh COVID-19” đối với việc ăn trong nhà hàng. Ảnh: Reuters.
Tại Pháp, kể từ đầu tháng 8, chứng nhận sức khỏe cũng đã trở thành thứ bắt buộc phải có đối với người muốn vào nhà hàng, quán bar, đi máy bay, tàu điện hay tham gia các hoạt động công cộng khác. Từ cuối tháng 9, “thẻ xanh COVID-19” sẽ được mở rộng với tất cả những người trên 12 tuổi. Ảnh: Le Monde.
Đan Mạch áp dụng “thẻ xanh COVID-19” vào tháng 4 nhưng hiện nay, với 80% dân số trên 12 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, chính phủ nước này đã không còn áp dụng chương trình này. Ảnh: EPA.
Tháng 3/2021, Trung Quốc bắt đầu triển khai "thẻ xanh COVID" phiên bản điện tử, chứa thông tin về tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm của chủ sở hữu, dường như chủ yếu dành cho các chuyến du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận này được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hôm 1/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo, nước này sẽ áp dụng thẻ xanh vắc xin và nới lỏng các hạn chế đi lại do COVID-19 từ tuần này. Ông Ramaphosa cho rằng, tiêm chủng là yếu tố quan trọng để giúp Nam Phi mở cửa hoàn toàn kinh tế cũng như tránh làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp theo. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)
"Thẻ xanh COVID-19" đang nổi lên như một công cụ cần thiết tại nhiều quốc gia khi các nước chuẩn bị mở cửa trở lại và hướng đến cuộc sống bình thường mới. Ảnh: EN.
“Thẻ xanh COVID-19” hay “hộ chiếu vaccine” là giấy chứng nhận sức khỏe hoặc mã QR ghi lại tình trạng tiêm chủng của chủ sở hữu, kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của họ trong thời gian gần nhất hoặc xác nhận họ đã từng mắc COVID-19 và phục hồi. Ảnh: EN.
Israel lần đầu giới thiệu hệ thống thẻ xanh tạm thời vào đầu năm nay. Đây là một mã QR mà người dân có thể xuất trình thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc in ra để chứng minh tình trạng tiêm chủng của họ. Ảnh: Reuters.
Thẻ xanh tại Israel có hiệu lực trong tối đa 6 tháng sau khi tiêm đủ liều vắc xin, hoặc trong vòng 72 giờ sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Người sở hữu thẻ xanh được phép tham gia các sự kiện lớn và vào những địa điểm công cộng nhất định như phòng gym, khách sạn, nhà hát, nhà hàng và quán bar, điểm du lịch và nơi thờ phụng. Ảnh: Reuters.
Nhiều quốc gia Châu Âu vẫn trên lộ trình áp dụng chương trình "thẻ xanh COVID". Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha là những quốc gia đã công bố về các hình thức của “thẻ xanh COVID-19”. Ảnh: AP.
Chính phủ Italy thông qua sắc lệnh áp dụng chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 vào ngày 17/6/2021. Theo sắc lệnh này, kể từ ngày 6/8, người dân bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh" tại các quán bar, nhà hàng, các phòng tập thể thao, bể bơi, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các cơ sở lưu trú…Ảnh: Reuters.
Sắc lệnh cũng quy định mức phạt lên tới 400 Euro (khoảng 470 USD) đối với các trường hợp không có chứng nhận kỹ thuật số này và xử phạt hành chính, đóng cửa các cơ sở không chấp hành quy định kiểm tra "thẻ xanh". Ảnh: SC.
Một số tiểu bang của Đức yêu cầu “thẻ xanh COVID-19” đối với việc ăn trong nhà hàng. Ảnh: Reuters.
Tại Pháp, kể từ đầu tháng 8, chứng nhận sức khỏe cũng đã trở thành thứ bắt buộc phải có đối với người muốn vào nhà hàng, quán bar, đi máy bay, tàu điện hay tham gia các hoạt động công cộng khác. Từ cuối tháng 9, “thẻ xanh COVID-19” sẽ được mở rộng với tất cả những người trên 12 tuổi. Ảnh: Le Monde.
Đan Mạch áp dụng “thẻ xanh COVID-19” vào tháng 4 nhưng hiện nay, với 80% dân số trên 12 tuổi đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, chính phủ nước này đã không còn áp dụng chương trình này. Ảnh: EPA.
Tháng 3/2021, Trung Quốc bắt đầu triển khai "thẻ xanh COVID" phiên bản điện tử, chứa thông tin về tình trạng tiêm chủng và kết quả xét nghiệm của chủ sở hữu, dường như chủ yếu dành cho các chuyến du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận này được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hôm 1/9, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thông báo, nước này sẽ áp dụng thẻ xanh vắc xin và nới lỏng các hạn chế đi lại do COVID-19 từ tuần này. Ông Ramaphosa cho rằng, tiêm chủng là yếu tố quan trọng để giúp Nam Phi mở cửa hoàn toàn kinh tế cũng như tránh làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp theo. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)