Danh sách các trường được đăng trên một tạp chí Spa hằng tuần, số ra ngày 25-12-2018. Bài báo viết về “gyaranomi” - những bữa tiệc rượu nơi đàn ông trả tiền cho phụ nữ tham dự. Bài báo đã đề cập đến năm trường đại học có các nữ sinh viên dễ dàng chấp nhận quan hệ tình dục trong các bữa tiệc rượu, đồng thời mô tả cách “dụ dỗ” phụ nữ và đánh giá xem liệu một phụ nữ có sẵn sàng quan hệ tình dục dựa trên trang phục và ngoại hình.
“Chúng tôi xin lỗi vì đã sử dụng ngôn ngữ giật gân để thu hút độc giả nhằm giúp đàn ông gần gũi hơn với phụ nữ và tạo ra một bảng xếp hạng tên các trường đại học. Điều này thực sự xúc phạm độc giả. Về các vấn đề liên quan đến tình dục, chúng tôi sẽ làm những gì có thể trong vai trò của một tạp chí để lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau” - tạp chí viết.
|
Bài báo đã điểm tên một số trường đại học có nữ sinh viên “dễ dàng” đồng ý quan hệ tình dục. Nguồn: BBC |
Kazuna Yamamoto đã phát động một chiến dịch kêu gọi xin lỗi công khai và xóa bài viết. Người phụ nữ này phát động phong trào trên trang Change.org và được hơn 33.000 người ủng hộ vào thứ Ba (8/1).
“Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tiên trong năm 2019 và thật nực cười khi một bài báo như thế này được xuất bản. Thật không vui chút nào!” - cô viết. Vị này nói thêm: “Tôi muốn đấu tranh để vấn đề tình dục và đối xử thiếu tôn trọng đối với phụ nữ sẽ chấm dứt, đặc biệt là trên các bài báo công khai như bài này. Chúng tôi yêu cầu tạp chí Shuukan Spa xóa bài, xin lỗi và hứa sẽ không sử dụng những từ ngữ phiến diện để nói về phụ nữ”.
Nhật Bản xếp hạng thấp trong bảng xếp hạng bình đẳng giới toàn cầu và vẫn chậm chạp trong việc nắm bắt phong trào #MeToo. Năm ngoái, một cuộc điều tra của chính phủ cho thấy ít nhất chín trường y khoa Nhật Bản đã thao túng việc tuyển sinh, một phần lý do là để loại bớt nữ sinh viên. Các báo cáo cũng ghi nhận các mối lo ngại nhiều phụ nữ sẽ không tiếp tục hành nghề y.