1. Thị trấn Whittier ở Alaska, Mỹ, nép mình dưới những ngọn núi. Vùng đất xa xôi này có khoảng 200 cư dân. (Nguồn ảnh: LP)Dù ở vị trí biệt lập, Whittier cung cấp cho cư dân mọi thứ cần thiết. Tòa nhà Begich Towers Incorporated cao 14 tầng trong thị trấn không chỉ là nhà ở mà còn là bệnh viện, trường học, đồn cảnh sát, cửa hàng tạp hóa, nhà thờ, bưu điện và thậm chí là nơi đặt trụ sở hội đồng thị trấn.Du khách chỉ có thể đến Whittier bằng đường hầm một làn xuyên qua núi. Hơn nữa, thị trấn còn có lệnh giới nghiêm, vì đường hầm đóng cửa lúc 22h30 và nếu bạn bỏ lỡ thời điểm vào cuối cùng, bạn có thể sẽ phải ngủ trong ô tô hoặc tìm nơi nào khác.2. Coober Pedy ở Australia. Thị trấn Coober Pedy là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất, với hơn 4.000 giờ nắng mỗi năm và hầu như không có mưa.Vào cao điểm của mùa hè, nhiệt độ ở Coober Pedy dao động trong khoảng 25,3°C đến 36,7°C. Với mức nhiệt độ cao kỷ lục 47°C, không có gì đáng ngạc nhiên khi một nửa trong số 1.942 cư dân của thị trấn chọn sống dưới lòng đất.Dù khí hậu khắc nghiệt đến đâu, những ngôi nhà dưới lòng đất vẫn duy trì nhiệt độ dễ chịu quanh năm.3. Supai, Arizon, Mỹ. Cộng đồng Supai hẻo lánh này nằm trong khu vực được gọi là Hẻm núi Havasu. Bạn chỉ có đến được vùng đất này bằng trực thăng, con la hoặc đi bộ. Nơi đây khiến bạn cảm giác như đang sống ở nơi tận cùng Trái đất.Đây là nơi sinh sống của bộ lạc người Mỹ bản địa Havasupai. Họ đã sinh sống tại khu vực này suốt 800 năm qua, chủ yếu dựa vào săn bắn động vật, làm nông nghiệp.Với một trường học, cửa hàng và một nhà thờ nhỏ, Supai cung cấp một số tiện nghi cho người dân địa phương.4. Tristan da Cunha, Saint Helena. Hòn đảo Tristan da Cunha nằm giữa Đại Tây Dương là nơi sinh sống của khoảng 239 cư dân. Trên đảo có bệnh viện, cửa hàng tạp hóa và bưu điện, cung cấp những thứ cần thiết cho người dân địa phương.Mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, siêu thị địa phương cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho dân làng. Tuy nhiên, hàng hóa cần phải được đặt hàng nhiều tháng trước khi tàu đến nên nhiều người dân trên đảo tự trồng trọt và chăn nuôi để không phải phụ thuộc vào siêu thị.5. La Rinconada, Peru: La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5.100 m.Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới này có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác. Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong.>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng
1. Thị trấn Whittier ở Alaska, Mỹ, nép mình dưới những ngọn núi. Vùng đất xa xôi này có khoảng 200 cư dân. (Nguồn ảnh: LP)
Dù ở vị trí biệt lập, Whittier cung cấp cho cư dân mọi thứ cần thiết. Tòa nhà Begich Towers Incorporated cao 14 tầng trong thị trấn không chỉ là nhà ở mà còn là bệnh viện, trường học, đồn cảnh sát, cửa hàng tạp hóa, nhà thờ, bưu điện và thậm chí là nơi đặt trụ sở hội đồng thị trấn.
Du khách chỉ có thể đến Whittier bằng đường hầm một làn xuyên qua núi. Hơn nữa, thị trấn còn có lệnh giới nghiêm, vì đường hầm đóng cửa lúc 22h30 và nếu bạn bỏ lỡ thời điểm vào cuối cùng, bạn có thể sẽ phải ngủ trong ô tô hoặc tìm nơi nào khác.
2. Coober Pedy ở Australia. Thị trấn Coober Pedy là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất, với hơn 4.000 giờ nắng mỗi năm và hầu như không có mưa.
Vào cao điểm của mùa hè, nhiệt độ ở Coober Pedy dao động trong khoảng 25,3°C đến 36,7°C. Với mức nhiệt độ cao kỷ lục 47°C, không có gì đáng ngạc nhiên khi một nửa trong số 1.942 cư dân của thị trấn chọn sống dưới lòng đất.
Dù khí hậu khắc nghiệt đến đâu, những ngôi nhà dưới lòng đất vẫn duy trì nhiệt độ dễ chịu quanh năm.
3. Supai, Arizon, Mỹ. Cộng đồng Supai hẻo lánh này nằm trong khu vực được gọi là Hẻm núi Havasu. Bạn chỉ có đến được vùng đất này bằng trực thăng, con la hoặc đi bộ. Nơi đây khiến bạn cảm giác như đang sống ở nơi tận cùng Trái đất.
Đây là nơi sinh sống của bộ lạc người Mỹ bản địa Havasupai. Họ đã sinh sống tại khu vực này suốt 800 năm qua, chủ yếu dựa vào săn bắn động vật, làm nông nghiệp.
Với một trường học, cửa hàng và một nhà thờ nhỏ, Supai cung cấp một số tiện nghi cho người dân địa phương.
4. Tristan da Cunha, Saint Helena. Hòn đảo Tristan da Cunha nằm giữa Đại Tây Dương là nơi sinh sống của khoảng 239 cư dân. Trên đảo có bệnh viện, cửa hàng tạp hóa và bưu điện, cung cấp những thứ cần thiết cho người dân địa phương.
Mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, siêu thị địa phương cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho dân làng. Tuy nhiên, hàng hóa cần phải được đặt hàng nhiều tháng trước khi tàu đến nên nhiều người dân trên đảo tự trồng trọt và chăn nuôi để không phải phụ thuộc vào siêu thị.
5. La Rinconada, Peru: La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5.100 m.
Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới này có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác. Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.
Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng