Rúng động nữ sinh Indonesia bị 12 bạn học xâm phạm vùng kín

Google News

Vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội toàn thế giới. Người dùng mạng liên tục đăng hashtag #Công lý cho Audrey và hơn 3 triệu chữ ký đã được thu thập để kêu gọi công lý được thực thi cho cô bé.

Nữ sinh Audrey (14 tuổi) đã bị đánh đập dã man và tấn công tình dục bởi 3 bạn học, với sự giúp sức của 9 bạn khác. Em hiện đang được chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện tư nhân tại Pontianak, Tây Kalimantan. Vụ việc xảy ra vào ngày 29/3 nhưng được báo cáo cho cảnh sát muộn một tuần do vướng phải đe dọa từ các nghi phạm.
Rung dong nu sinh Indonesia bi 12 ban hoc xam pham vung kin
Người dùng Twitter đăng hashtag #JusticeforAudrey để kêu gọi công lý cho Audrey. 
Các bạn học đã đập đầu Audrey xuống đường, đá liên tiếp nhiều lần vào bụng cô bé và bóp cổ, đổ nước lên người em. Một bạn thậm chí còn cố chọc ngón tay vào vùng kín của nạn nhân.
Audrey trở thành nạn nhân của vụ bắt nạt do anh họ của cô bé vốn là bạn trai cũ của một trong các nữ sinh nhưng hiện đã chia tay và cô gái này muốn trả thù.
Nhiều người dùng mạng phẫn nộ khi hay tin giới chức muốn gia đình Audrey không đưa vụ việc ra tòa nhằm giúp các nghi phạm đang trong độ tuổi vị thành niên tránh được các thủ tục tố tụng.
Người dùng Twitter trên toàn thế giới đã liên tục đăng hashtag #JusticeforAudrey (Công lý cho Audrey) để ủng hộ cô bé.
Một đoạn video đăng trên Instagram cho thấy nhóm nữ sinh hành hung Audrey không hề tỏ ra hối lỗi và thậm chí còn thoải mái tạo dáng ở đồn cảnh sát. Một thành viên trong nhóm được cho là xuất thân từ gia đình giàu có và có quan hệ với cảnh sát.
“Vấn đề nằm ở cơ quan hành pháp Indonesia. Chúng tôi không tin họ có thể giải quyết vụ việc này một cách công bằng. Mọi người đang cố làm mọi cách để đấu tranh nhằm giúp Audrey không bị thất vọng”, một người có tên Firdaus cho biết.
Tuy nhiên, Firdaus cũng cho rằng việc xâm nhập tài khoản Instagram của một nữ sinh tham gia vụ đánh hội đồng là việc làm “đi quá giới hạn”.
“Tôi nghĩ mọi người nên bình tĩnh, mặc dù tôi không chắc cảnh sát sẽ làm gì trong trường hợp này hoặc Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia có thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình hay không”, Firdaus nói.
Bà Eka Nurhayati Ishak – người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Trẻ em tỉnh Tây Kalimantan, trả lời phóng viên rằng họ không cho rằng vụ việc nên được hòa giải giữa các gia đình. “Những hành vi sai trái cần được xử lý theo luật”, bà Ishak nói.
Theo Thu Hương/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)