Trang Wonders List dẫn số liệu từ Chỉ số Nô lệ Toàn cầu (GSI) cho thấy, ước tính 46 triệu người trên thế giới đang sống như nô lệ thời hiện đại. Trong đó, các quốc gia Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan, chiếm tới 58%. Ảnh: Sunday Observer.Ấn Độ là một trong những quốc gia có nhiều nô lệ nhất hiện nay, với 18,4 triệu người. Những hình thức nô lệ hiện đại có thể bao gồm bắt nợ, nghĩa là một người bị buộc phải làm việc để trả nợ, nô lệ trẻ em, hôn nhân cưỡng ép, nô lệ trong gia đình hay lao động bắt buộc (nạn nhân bị ép làm việc thông qua bạo lực và hăm dọa). Ảnh: WL.Đứng thứ hai trong danh sách này là Trung Quốc. Theo số liệu của GSI do Quỹ Walk Free công bố, tính đến năm 2017, Trung Quốc có 3,4 triệu “nô lệ”. Họ làm việc trong các công trường xây dựng, các ngành công nghiệp nặng, khai thác,... Ảnh: WL.Gần 2,1 triệu người ở Pakistan sống như nô lệ thời hiện đại do phải lao động bắt buộc. Ảnh: WL.Theo GSI, trong số 1,5 triệu nô lệ hiện đại ở Bangladesh có hàng trăm nghìn lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17. Chúng làm việc trong ngành công nghiệp dệt may, khai thác mỏ, lò gạch hay thu gom rác thải,... Ảnh: WL.Uzbekistan có 1,2 triệu người sống trong chế độ nô lệ thời hiện đại. Họ chủ yếu làm việc trong những đồn điền bông. Ảnh: WL.Tại Nigeria, một quốc gia Châu Phi, khoảng 0,88 triệu người là nô lệ trẻ em, bị ép buộc kết hôn hay lao động bắt buộc,...Ảnh: WL.Nhiều người dân nhập cư Moldova trở thành “nô lệ” ở các quốc gia lân cận khác như Ukraine, Mỹ, Đức hay Belarus,...Ảnh: WL.Cuộc sống của nhiều người dân ở Haiti, một quốc gia ở vùng Caribe, cũng không khác gì một nô lệ do tình cảnh đói nghèo. Ảnh: WL.Một quốc gia Châu Phi khác nằm trong danh sách này là Mauritania. Được biết, hơn 20% dân số quốc gia này đang phải sống cuộc sống như nô lệ thời hiện đại. Ảnh: WL.Mời quý độc giả xem thêm video về nô lệ trẻ em ở Ấn Độ (Nguồn: CNN)
Trang Wonders List dẫn số liệu từ Chỉ số Nô lệ Toàn cầu (GSI) cho thấy, ước tính 46 triệu người trên thế giới đang sống như nô lệ thời hiện đại. Trong đó, các quốc gia Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan, chiếm tới 58%. Ảnh: Sunday Observer.
Ấn Độ là một trong những quốc gia có nhiều nô lệ nhất hiện nay, với 18,4 triệu người. Những hình thức nô lệ hiện đại có thể bao gồm bắt nợ, nghĩa là một người bị buộc phải làm việc để trả nợ, nô lệ trẻ em, hôn nhân cưỡng ép, nô lệ trong gia đình hay lao động bắt buộc (nạn nhân bị ép làm việc thông qua bạo lực và hăm dọa). Ảnh: WL.
Đứng thứ hai trong danh sách này là Trung Quốc. Theo số liệu của GSI do Quỹ Walk Free công bố, tính đến năm 2017, Trung Quốc có 3,4 triệu “nô lệ”. Họ làm việc trong các công trường xây dựng, các ngành công nghiệp nặng, khai thác,... Ảnh: WL.
Gần 2,1 triệu người ở Pakistan sống như nô lệ thời hiện đại do phải lao động bắt buộc. Ảnh: WL.
Theo GSI, trong số 1,5 triệu nô lệ hiện đại ở Bangladesh có hàng trăm nghìn lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17. Chúng làm việc trong ngành công nghiệp dệt may, khai thác mỏ, lò gạch hay thu gom rác thải,... Ảnh: WL.
Uzbekistan có 1,2 triệu người sống trong chế độ nô lệ thời hiện đại. Họ chủ yếu làm việc trong những đồn điền bông. Ảnh: WL.
Tại Nigeria, một quốc gia Châu Phi, khoảng 0,88 triệu người là nô lệ trẻ em, bị ép buộc kết hôn hay lao động bắt buộc,...Ảnh: WL.
Nhiều người dân nhập cư Moldova trở thành “nô lệ” ở các quốc gia lân cận khác như Ukraine, Mỹ, Đức hay Belarus,...Ảnh: WL.
Cuộc sống của nhiều người dân ở Haiti, một quốc gia ở vùng Caribe, cũng không khác gì một nô lệ do tình cảnh đói nghèo. Ảnh: WL.
Một quốc gia Châu Phi khác nằm trong danh sách này là Mauritania. Được biết, hơn 20% dân số quốc gia này đang phải sống cuộc sống như nô lệ thời hiện đại. Ảnh: WL.
Mời quý độc giả xem thêm video về nô lệ trẻ em ở Ấn Độ (Nguồn: CNN)