Nữ sinh đại học kể chuyện 2 lần bán trứng cho "chợ đen"

Google News

Theo SCMP, thêm một trường hợp bán trứng phụ nữ vừa được hé lộ ở Trung Quốc thông qua lời kể của nữ sinh đại học giấu tên sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Nữ sinh viên kể rằng không khó để tìm ra những quảng cáo mua bán trứng ở Trung Quốc. Thậm chí tại thành phố Vũ Hán nơi cô học tập, các bài đăng còn được dán lên tường kí túc xá. Số tiền trả cũng hậu hĩnh, từ 10.000 - 50.000 tệ (tương đương 35 - 175 triệu đồng) cho mỗi quá trình phẫu thuật lấy trứng kéo dài khoảng 12 ngày.
"Công ty mua bán trứng sẽ đến kiểm tra trình độ học vấn và sức khỏe. Một số nơi còn cân nhắc chiều cao và ngoại hình của sinh viên nữ trước khi thực hiện giao dịch" - cô nói.
Nu sinh dai hoc ke chuyen 2 lan ban trung cho
Phía công ty trung gian sẽ cân nhắc nhiều yếu tố về ngoại hình, học vấn của nữ sinh trước khi mua bán trứng (Ảnh minh họa: mandu.com) 
Theo tờ SCMP, từ lâu thị trường ngầm - những công ty tìm mua trứng từ các sinh viên nữ thông minh, ngoại hình ưa nhìn nhưng điều kiện tài chính hạn chế - đã ngày càng phát triển, nhất là khi "chính sách một con" của Trung Quốc bãi bỏ vào năm 2006.
Người mua trứng đa phần là các cặp vợ chồng có hầu bao dồi dào nhưng gặp vấn đề vô sinh hiếm muộn. Theo một khảo sát của Global Burden of Disease năm 2017, tỷ lệ hiếm muộn ở Trung Quốc là 2.700 trường hợp trên mỗi 100.000 phụ nữ. Ngoài ra, theo số liệu chính thức từ cơ quan Dân số Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ (đã kết hôn) hiếm muộn vào khoảng 10 - 15%, tăng 3% so với cách đây 2 thập kỷ.
Tỷ lệ hiếm muộn và nhu cầu gia tăng đã làm thị trường ngầm mua bán trứng bành trướng, dù luật pháp nghiêm cấm. Theo đó, công dân Trung Quốc được phép hiến tặng nhưng không được mua bán trứng, tinh trùng và phôi thai. Nguyên nhân do các vấn đề đạo đức, truyền thống và việc phẫu thuật lấy trứng cũng tiềm ẩn nguy hại khó lường.
Thông thường cơ thể phụ nữ sản sinh ra 1 trứng/tháng. Nhưng khi bước vào giao dịch, họ sẽ được cho dùng thuốc kích thích buồng trứng trong khoảng 10 ngày, rồi tiến hành thu hoạch mà không cần gây mê. Loại thuốc này có thể có tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, nôn mửa và tăng nguy cơ sảy thai về sau.
Riêng nữ sinh ở Vũ Hán cho biết mình đã trải qua 2 lần phẫu thuật, bán tổng cộng 29 "quả" trứng và nhận về 60.000 tệ, tương đương 208 triệu đồng. Số tiền này cô dùng để trả nợ.
Trước mỗi lần phẫu thuật, nữ sinh sẽ đến khám tổng quát một vài ngày ở bệnh viện, nhưng quá trình lấy trứng lại diễn ra tại cơ sở y tế trái phép.
"Lần đầu tiên ở Thượng Hải, tôi được truyền thuốc chống viêm 3 ngày trước khi phẫu thuật. Lần thứ hai ở Vũ Hán thì cách 4 ngày" - nữ sinh kể.
Như vậy quá trình này quả thật kéo dài khoảng 12 ngày. Dù có đau, tiềm ẩn nguy hại, gây tranh cãi trong xã hội nhưng chỉ chưa đầy nửa tháng, người bán trứng có thể nhận về hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Chính điều này khiến không ít nữ sinh quyết định bán trứng hoặc bị dẫn dụ bước chân vào thị trường này.
Năm 2017, dư luận Trung Quốc từng hoang mang khi một thiếu nữ ở Quảng Đông suýt mất mạng do bán trứng bất hợp pháp với giá 15.000 tệ (~52 triệu đồng). Cô gái đã cảm thấy không khỏe suốt 3 ngày sau khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng, cuối cùng phải nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán buồng trứng đã tổn thương nghiêm trọng. Vụ việc khiến các thành viên của công ty mua bán trứng nhận án tù 1 năm 10 tháng cho mỗi cá nhân tham gia, với tội danh hành nghề y trái phép.
Theo Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)