Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Min Kyung-wook nói với các phóng viên rằng trong vòng đàm phán marathon ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm kéo dài 10 giờ, hai bên đã thảo luận một cách toàn diện những biện pháp giải quyết các tình huống gần đây và phát triển quan hệ liên Triều. Sau khi xem xét lập trường của nhau, cuộc đàm phán cấp cao sẽ được nối lại vào lúc 15h00 ngày Chủ Nhật (23/8) để thu hẹp bất đồng.
|
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Hwang Pyong-so (bên trái) bắt tay Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (bên phải) trước cuộc đàm phán cấp cao tại làng đình chiến Panmunjom, ngày 22/8/2015. |
Tham dự tại
đàm phán cấp cao ở Bàn Môn Điếm, về phía Hàn Quốc có ông Kim Kwan-jin - Cố vấn An ninh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - và Bộ trưởng Thống nhất Hong Yong-pyo. Đại diện CHDCND Triều Tiên tham dự đàm phán là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Hwang Pyong-so, phụ tá quân sự hàng đầu của nhà lãnh đạo hàng đầu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, và giám đốc Mặt trận Thống nhất Kim Yang Gon.
Cố vấn An ninh Kim Kwan-jin đã bắt tay Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hwang Pyong-so vào lúc bắt đầu cuộc họp kín. Hai quan chức này đã gặp nhau vào tháng Mười năm ngoái, khi ông Hwang Pyong-so thăm Incheon, thành phố cảng phía tây của Hàn Quốc, để tham dự lễ bế mạc Asian Games do Hàn Quốc đăng cai.
Thông báo về cuộc đàm phán cấp cao này, hãng tin KCNA của CHDCND Triều Tiên gọi Hàn Quốc bằng tên chính thức “Cộng hòa Triều Tiên”. Đây là một động thái rất hiếm hoi làm dấy lên hy vọng chấm dứt căng thẳng do vụ nổ mìn và đấu pháo qua biên giới. Bình Nhưỡng thường gọi là Hàn Quốc là "nhà nước bù nhìn”.
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh đặt các lực lượng ở tiền tuyến trong “trạng thái chiến tranh” từ ngày 21/8 và Bình Nhưỡng cảnh báo rằng Hàn Quốc phải chấm dứt chiến dịch tuyên truyền với loa phóng thanh dọc biên giới chậm nhất vào lúc 17h00 ngày Thứ Bảy (08h00 GMT, ngày 22/8) hoặc phải đối mặt với các hành động quân sự.
Về phần mình, Hàn Quốc đe dọa trả đũa mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích tiếp theo. Các lực lượng Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.
Vụ pháo kích qua biên giới không gây ra thiệt hại về người và của, nhưng đã làm leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 4/8, ba quả mìn phát nổ ở phần phía nam Khu phi quân sự (DMZ), làm bị thương hai binh sĩ Hàn Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra. Seoul đổ lỗi cho các lực lượng Triều Tiên gài mìn, nhưng Bình Nhưỡng đã cực lực bác bỏ.
Kể từ ngày 10/8, Quân đội Hàn Quốc nối lại việc dùng loa phóng thanh tuyên truyền dọc tuyến biên giới, vốn đã đình chỉ 11 năm qua, để trả đũa cho vụ nổ mìn. Về phần mình, CHDCND Triều Tiên đe dọa tấn công các loa phóng thanh