Người Ukraine ở Mỹ giúp sức cho chính quyền ra sao?

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều người dân di cư Ukraine sống ở Mỹ đã quyên góp tiền thông qua tổ chức hay lặng lẽ gửi về quê để giúp các tiểu đoàn tình nguyện.

Tại nhà thờ Holy Cross ở Quận Queens, New York vào một buổi chiều Chủ nhật cuối tháng 2/2015, anh Ivan Rodichenko đang trình bày một bài thuyết trình trước đông đảo các tín đồ. Hình ảnh về một miền đông Ukraine bị chiến tranh tàn phá xuất hiện trên màn hình máy chiếu phía sau anh chứng tỏ rằng, anh Ivan nhọc công vượt ngàn dặm xa xôi từ Kiev tới nước Mỹ này không phải chỉ đơn thuần để tham gia một cuộc nói chuyện về tôn giáo.
Nguoi Ukraine o My giup suc cho chinh quyen ra sao?
 Tình nguyện viên Ivan Rodichenko xuất hiện trong buổi lễ cầu nguyện vào ngày Chủ nhật cuối tháng 2/2015 ở một nhà thờ dành cho cộng đồng người Ukraine ở New York.

Lý do mà Rodichenko, một binh sĩ thuộc tiểu đoàn tình nguyện đang chiến đấu ở miền đông Ukraine, tới xứ cờ hoa được thể hiện thông qua chiếc phong thư màu trắng chuyển từ bàn này sang bàn khác. Từng người một trong nhóm 40 người có mặt viết tên tuổi của họ lên những mảnh giấy nhỏ và sau đó đút tiền vào trong phong bao.
Số tiền quyên góp được của các tín đồ tham dự nhà thờ dưới tầng hầm ở New York hoa lệ này sẽ được dùng để mua các thiết bị cơ bản cho những tiểu đoàn tình nguyện đang giúp sức cho quân đội thường trực chiến đấu ở miền đông Ukraine. Hầu hết những người có mặt trong nhà thờ này đều là dân nhập cư và một lòng hướng về đất nước.
Các tiểu đoàn tiễu phạt Kiev hầu như đều dựa vào nguồn kinh phí được quyên góp theo kiểu này để mua các vật dụng chiến đấu như mũ sắt, áo chống đạn và thậm chí cả đồng phục.
Theo lời bộc bạch của anh Rodichenko, chính phủ Kiev thường rót kinh phí ít ỏi cho các tiểu đoàn tình nguyện. Các khẩu súng và đạn dược từ thời Liên Xô là những thứ mà Kiev cấp cho tiểu đoàn. Do thế, mỗi tiểu đoàn tình nguyện của Kiev đều cử một người chuyên tới các nước rải khắp châu Âu và Mỹ để vận động quyên góp tiền.
Nguoi Ukraine o My giup suc cho chinh quyen ra sao?-Hinh-2
Mọi người quyên góp tiền.

Hiện tại anh Rodichenko cố gắng để nhóm tình báo gồm 40 người của tiểu đoàn được trang bị tốt. “Họ cần có những vật dụng tốt nhất bởi vì công việc họ là để giữ an toàn cho người khác”, anh nói.
Theo đó, số tiền mà anh nhận được trong buổi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật bao gồm khoảng 1.500 USD tiền mặt và một tấm séc 3.500 USD từ Tổ chức Bảo vệ 4 Tự do cho Ukraine sẽ chỉ để dùng mua thiết bị hồng ngoại có khả năng phát hiện thân nhiệt của con người vào ban đêm.
Tiểu đoàn của anh Rodichenko cũng mới nhận được lô thiết bị trị giá hàng trăm ngàn USD từ cộng đồng người dân Ukraine xa xứ. Điển hình, họ nhận được các máy radio trị giá 50.000 USD từ cộng đồng người Ukraine ở Hà Lan, lô quần áo mùa đông từ Cộng hòa Séc, túi ngủ từ một cộng đồng ở bên Mỹ và các vật dụng khác do người dân kiều bào sinh sống ở Australia và Canada quyên tặng.
Trong khi đó, một vài dân Ukraine di cư lại quyên góp riêng. Ông Vadim Pugachevskiy (47 tuổi) – đã sang Mỹ ngay khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và hiện sống ở New Jersey – đã góp 5.000 USD. Một ít trong số tiền này, ông Vadim gửi trực tiếp cho bạn bè và họ hàng gặp khó khăn ở Ukraine. Số còn lại, ông gửi cho Quân đội.

Nguoi Ukraine o My giup suc cho chinh quyen ra sao?-Hinh-3
Bà Ivanka Zajac và anh Ivan cùng thảo luận xem họ sẽ chi tiêu các khoản tiền quyên góp ra sao.
Viết trong một lá thư điện tử, ông Pugachevskiy cho biết, ông đã gửi hai bộ quần áo ngụy trang đặc biệt cùng hai đôi giày không thấm nước cho người bạn thời thơ ấu. Ông bạn hiện là bác sĩ phẫu thuật trong Quân đội Ukraine.
Quay trở lại nhân vật Rodichenko, anh nói rằng, mình thực sự sốc khi tới một trong những căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất Ukraine. “Tôi hỏi họ xem họ có những gì. Họ nói rằng, họ chẳng có thứ gì cả”, anh nhớ lại.
Vào cuối 2013, khi các cuộc biểu tình ở Ukraine rầm rộ, anh Rodichenko (lúc đó đang làm nhà sản xuất âm nhạc) đã rời Cyprus để trở về quê hương. “Tôi bắt đầu cùng với bạn bè mình ra Quảng trường Maidan để tiến hành biểu tình. Tôi kêu gọi tất cả các bạn bè làm trong giới giải trí và bảo họ tới Maidan tổ chức một vài sự kiện. Tuy nhiên, tôi không gia nhập vào các cuộc biểu tình bạo lực ở đó”, anh nói.
Nguoi Ukraine o My giup suc cho chinh quyen ra sao?-Hinh-4
Thùng đựng mũ sắt do cộng đồng người Ukraine xa xứ về tới miền đông Ukraine.
Khi anh Rodichenko nghĩ rằng, Tổng thống Viktor Yanukovych có thể cuối cùng giành chiến thắng, anh đã rời Kiev và nộp đơn xin tị nạn ở Mỹ. Tuy nhiên, khi sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014 và cuộc xung đột vũ trang ở miền đông nổ ra, anh đã rút lại đơn trên và quyết định trở về quê nhà Ukraine đầu quân cho Tiểu đoàn Quốc phòng số 25.
Hồi còn ở Mỹ, anh Rodichenko đã bắt liên lạc với bà Ivanka Zajac (62 tuổi), nữ y tá kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc hội Ukraine ở New York. Đây là một tổ chức đại diện cho cộng đồng người Ukraine trên đất Mỹ. Anh Rodichenko mô tả bà là một trong số “những người hỗ trợ chính” giúp anh quyên góp tiền ở Mỹ.
Thông thường thì việc gửi các lô hàng thiết bị quân sự do bà Zajac mua từ bên Mỹ về Ukraine là một quá trình khó khăn. Điển hình, một lần bà mua lô hàng áo mưa quân nhân. Từ New York, bà sẽ gửi sang Đức rồi tới Lviv (miền tây Ukraine) trước khi gửi chuyển phát nhanh về Kiev. Quá trình giao nhận hàng này mất từ tầm 2-6 tuần.
Nguoi Ukraine o My giup suc cho chinh quyen ra sao?-Hinh-5
 Anh Ivan trong bộ quân phục ngoài chiến trường.
Việc đặt hàng từ châu Âu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các chính phủ châu Âu đã ban hành các chính sách kiểm soát chặt chẽ hoạt động gửi hàng quân sự sang cho Ukraine. Vì thế, bà Zajac buộc phải mua hàng và chuyển chúng từ Mỹ về Ukraine.
Theo Rodichenko, cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine mỗi ngày tiêu tốn chừng hơn 2 triệu USD. Chính phủ Mỹ cam kết gửi thiết bị quân sự phi sát thương cho Kiev theo từng đợt với tổng trị giá khoảng 200 triệu USD. Anh Rodichenko nói rằng, giờ các tiểu đoàn tình nguyện vẫn còn khá thiếu thốn quân tư trang. Tuy nhiên, đôi lúc anh cùng bà Zajac cố gắng xoay xở gửi những vật dụng thiết yếu cho đồng đội anh.
Tháng 8/2014, khi tiểu đoàn anh Rodichenko mới bắt đầu chiến đấu ngoài mặt trận, anh đã nhận được một cuộc gọi từ người bạn. Anh bạn này đã trông thấy một mảnh đạn lớn xuyên qua chiếc mũ sắt quyên tặng do anh Rodichenko mang về. “Cám ơn anh bạn nhé. Cậu đã cứu sống mạng tôi”, anh bạn của Rodichenko nói.
Thanh Nga (theo IBT)

Bình luận(0)