Những người sống sót đi lại trên con phố mua sắm Naakamise những ngày sau khi thủ đô Tokyo bị Mỹ đánh bom.Cũng con phố Naakamise ngày nay ở quận Asakusa, Tokyo. Nơi đây vẫn là con phố mua sắm như ngày nào nhưng đã mang nhiều nét khang trang, hiện đại hơn. Trong hình là một du khách đang cầu nguyện hướng về phía ngôi đền Sensoji.Những quả bom Mỹ thả chỉ trong một đêm đã tàn phá 1/5 Tokyo bao gồm nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Một trong số đó là chiếc cầu Sumida-gawa.70 năm sau, cây cầu Sumida-gawa năm xưa nhưng đã được xây dựng lại gần tòa nhà cao nhất Nhật Bản mang tên Tokyo Sky Tree (Cây Chọc Trời Tokyo).Bức ảnh trước và sau của khu mua sắm Matsuya ở Tokyo. Bên trái là hình khu mua sắm 70 năm trước và tấm hình bên phải cho thấy nó đã phát triển lại như thế nào sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.Dù chiến dịch thả bom diễn ra ráo riết nhưng quán Bar Kamiya (trái) và khu mua sắm Matsuya Asakusa (phải) vẫn đứng vững trong làn bom đạn. Khoảng 104.500 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, khiến sự kiện này trở thành cuộc không kích đẫm máu nhất, còn tồi tệ hơn cả vụ thả bom nguyên tử ở Nagasaki và sánh ngang với sự kiện ở Hiroshima.Ngày nay quán bar và khu mua sắm vẫn tồn tại và đang vận hành bình thường.Sự tàn phá hiện hữu quanh cây cầu Azuma sau khi Tokyo bị đánh bom. Vào lễ kỉ niệm 70 năm ngày Tokyo bị đánh bom, một người đàn ông đi bộ gần cây cầu trong khi đằng xa những tòa nhà hiện đại mọc lên tô điểm cho thành phố.Từ tháng 1/1944 tới tháng 8/1945, Mỹ đã thả 157.000 tấn bom xuống các thành phố của Nhật Bản, theo thông tin từ Cơ quan nghiên cứu chiến lược thả bom Mỹ.Cũng khu vực đó ngày nay, nơi nổi tiếng với dân bản địa và du khách vì những cửa hàng mua sắm và nhà hàng ăn uống. Nhật Bản đã nhanh chóng tái thiết thành phố sau khi chiến tranh kết thúc.9 ngày sau chiến dịch thả bom, một người đàn ông đi bộ qua cây cầu Azuma, nơi vẫn đứng hiên ngang giữa đống hoang tàn đổ nát sau sự kiện.Bức ảnh chụp 70 năm sau, cây cầu Azuma với những tòa nhà mới mọc lên đằng xa.Khu mua sắm Matsuya Asakusa những ngày sau chiến dịch thả bom. Cuộc tấn công này và cả cuộc tấn công khác sau đó nữa trên hơn 60 thành phố của nước Nhật đã nhận được rất ít sự chú ý và bị lu mờ trước sự kiện bom nguyên tử. Và Nhật Bản hậu chiến tranh đã phải gồng mình tái thiết đất nước.
Những người sống sót đi lại trên con phố mua sắm Naakamise những ngày sau khi thủ đô Tokyo bị Mỹ đánh bom.
Cũng con phố Naakamise ngày nay ở quận Asakusa, Tokyo. Nơi đây vẫn là con phố mua sắm như ngày nào nhưng đã mang nhiều nét khang trang, hiện đại hơn. Trong hình là một du khách đang cầu nguyện hướng về phía ngôi đền Sensoji.
Những quả bom Mỹ thả chỉ trong một đêm đã tàn phá 1/5 Tokyo bao gồm nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Một trong số đó là chiếc cầu Sumida-gawa.
70 năm sau, cây cầu Sumida-gawa năm xưa nhưng đã được xây dựng lại gần tòa nhà cao nhất Nhật Bản mang tên Tokyo Sky Tree (Cây Chọc Trời Tokyo).
Bức ảnh trước và sau của khu mua sắm Matsuya ở Tokyo. Bên trái là hình khu mua sắm 70 năm trước và tấm hình bên phải cho thấy nó đã phát triển lại như thế nào sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.
Dù chiến dịch thả bom diễn ra ráo riết nhưng quán Bar Kamiya (trái) và khu mua sắm Matsuya Asakusa (phải) vẫn đứng vững trong làn bom đạn. Khoảng 104.500 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, khiến sự kiện này trở thành cuộc không kích đẫm máu nhất, còn tồi tệ hơn cả vụ thả bom nguyên tử ở Nagasaki và sánh ngang với sự kiện ở Hiroshima.
Ngày nay quán bar và khu mua sắm vẫn tồn tại và đang vận hành bình thường.
Sự tàn phá hiện hữu quanh cây cầu Azuma sau khi Tokyo bị đánh bom.
Vào lễ kỉ niệm 70 năm ngày Tokyo bị đánh bom, một người đàn ông đi bộ gần cây cầu trong khi đằng xa những tòa nhà hiện đại mọc lên tô điểm cho thành phố.
Từ tháng 1/1944 tới tháng 8/1945, Mỹ đã thả 157.000 tấn bom xuống các thành phố của Nhật Bản, theo thông tin từ Cơ quan nghiên cứu chiến lược thả bom Mỹ.
Cũng khu vực đó ngày nay, nơi nổi tiếng với dân bản địa và du khách vì những cửa hàng mua sắm và nhà hàng ăn uống. Nhật Bản đã nhanh chóng tái thiết thành phố sau khi chiến tranh kết thúc.
9 ngày sau chiến dịch thả bom, một người đàn ông đi bộ qua cây cầu Azuma, nơi vẫn đứng hiên ngang giữa đống hoang tàn đổ nát sau sự kiện.
Bức ảnh chụp 70 năm sau, cây cầu Azuma với những tòa nhà mới mọc lên đằng xa.
Khu mua sắm Matsuya Asakusa những ngày sau chiến dịch thả bom. Cuộc tấn công này và cả cuộc tấn công khác sau đó nữa trên hơn 60 thành phố của nước Nhật đã nhận được rất ít sự chú ý và bị lu mờ trước sự kiện bom nguyên tử. Và Nhật Bản hậu chiến tranh đã phải gồng mình tái thiết đất nước.