Ngắm cầu đường sắt qua sông cao nhất thế giới tại Ấn Độ

Google News

Khi hoàn thiện, cầu Chenab ở Ấn Độ sẽ trở thành cây cầu đường sắt qua sông cao nhất thế giới với chiều cao 359m so với mặt sông, cao hơn cả tháp Eiffel.

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter ngày 8/2, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ Ashwini Vaishnaw đã chia sẻ những hình ảnh ban đầu về cây cầu đường sắt cao nhất thế giới, thu hút được sự chú ý rộng rãi của dư luận. Cầu Chenab có chiều cao 359 m so với mặt sông và là cầu đường sắt cao nhất thế giới khi hoàn thiện.
Ngam cau duong sat qua song cao nhat the gioi tai An Do
 Chenab là cây cầu đường sắt cao nhất trên thế giới, với chiều cao 359 m so với mặt sông. Ảnh: Twitter 
Cầu Chenab có tổng chiều dài 1.315 m, được xây dựng tại quận Reasi, bang Jammu và Kashmir. Tại công trường, các công nhân và kĩ sư xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ công trình, với mục tiêu đưa cầu vào khai thác, sử dụng trong tháng 12/2022. Công trình này sẽ giúp tăng kết nối, giao thông tới thung lũng Kashmir.
Ngam cau duong sat qua song cao nhat the gioi tai An Do-Hinh-2
 Phần vòm chính của cây cầu được hoàn thành từ tháng 4/2021. Ảnh: Twitter.
Cầu Chenab có vị trí chiến lược, chỉ cách đường kiểm soát quân sự (LOC) giữa Ấn Độ và Pakistan ở Jammu và Kashmir 60km. Cây cầu trị giá 92 triệu USD là một phần của dự án tuyến đường sắt Jammu-Udhampur-Srinagar-Baramulla (JUSBRL) do Bộ Đường sắt Ấn Độ thực hiện. Cây cầu sẽ bao gồm một tuyến đường đôi rộng 14m và một bờ giữa rộng 1,2m.
Ngam cau duong sat qua song cao nhat the gioi tai An Do-Hinh-3
Cầu Chenab cao hơn cả tháp Eiffel và dài gần bằng cầu cảng Sydney. 
Việc xây dựng cây cầu đường sắt này đã diễn ra trong suốt hơn 1 thập kỷ. Sản phẩm cuối cùng phải có khả năng chống chọi với gió lớn, động đất, nhiệt độ khắc nghiệt và sạt lở đất. Tại một địa điểm hiểm trở như vậy với rất nhiều biến số, số phận của cây cầu hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm và sự linh hoạt của các kỹ sư, công nhân tham gia.
Để xây dựng thành công cây cầu vòm cao nhất thế giới tại một trong những địa hình hiểm trở nhất thế giới, các kỹ sư phải không ngừng đương đầu với những thách thức, đặc biệt là yếu tố khó lường của tự nhiên do Himalaya thường xuyên có tình trạng sạt lở đất. Các bộ phận bằng thép cần phải được ghép nối liền mạch với nhau, đòi hỏi chất lượng tay nghề và chế tạo tại chỗ phải đạt tiêu chuẩn cao nhất.
Ngam cau duong sat qua song cao nhat the gioi tai An Do-Hinh-4
Các công nhân và kĩ sư xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ công trình, với mục tiêu đưa cầu vào khai thác, sử dụng trong tháng 12 tới. 
Hiện tại, cây cầu đang bước vào những giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Khi hoàn thành, công trình này sẽ giúp tăng kết nối, giao thông tới thung lũng Kashmir, giúp thay đổi diện mạo và kinh tế tại địa phương hẻo lánh này. Mặt khác, cây cầu này sẽ trở thành biểu tượng cho chiến thắng của con người trước tự nhiên; đồng thời trở thành bài học kinh nghiệm về sự vận dụng thiên nhiên một cách khéo léo để tạo ra một công trình kiến trúc lịch sử đầy cảm hứng mà có lẽ nhân loại sẽ còn phải thán phục, trầm trồ trong suốt nhiều thập kỷ tới.

Mời độc giả xem video Cây cầu vượt bộ hành chữ Y có tính thẩm mỹ cao tại Hà Nội. Nguồn: HANOITV.


Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)