Nam họa sĩ gây tranh cãi vì dùng phụ nữ khỏa thân làm “cọ vẽ”

Google News

Albert Zakirov, một nghệ sĩ ở Cộng hòa tự trị Tatarstan thuộc Liên bang Nga, gây tranh cãi khi sử dụng cơ thể phụ nữ khỏa thân làm cọ vẽ.

Albert Zakirov bắt đầu vẽ và hội họa khi còn nhỏ và dành phần lớn thời thơ ấu của mình để tìm hiểu về nghệ thuật vẽ tranh. Mặc dù chưa bao giờ tốt nghiệp trường nghệ thuật nhưng Zakirov đã dùng cơ thể phụ nữ để vẽ tranh trên vải ở ngôi trường ấy. Chính trải nghiệm này đã thôi thúc anh ấy tạo ra kỹ thuật của riêng mình.
Zakirov nói với SNTAT: “Tôi đã thực hiện bức vẽ bằng cơ thể phụ nữ khỏa thân đầu tiên khi tôi học đại học nghệ thuật, vào những năm 1980. Chúng tôi thuê một căn phòng với vải và sơn để thực hiện tác phẩm nghệ thuật đầu tay. Tuy nhiên, tôi đã phải vứt nó đi vì thời điểm đó, phương pháp này chưa được chấp nhận”.
Nam hoa si gay tranh cai vi dung phu nu khoa than lam “co ve”
Nam họa sĩ gây tranh cãi vì dùng phụ nữ khỏa thân làm “cọ vẽ”. 
Vào năm 2000, nghệ sĩ người Nga nhớ lại kỹ thuật vẽ tranh khác thường của mình và vẽ một bức tranh khác với kích thước 3×2 mét bằng cách sử dụng cơ thể của hai phụ nữ. Anh ấy vẫn giữ bức tranh trong bộ sưu tập của mình, vì nó đánh dấu sự khởi đầu của phương pháp body painting độc đáo của anh ấy .
Nếu bạn đang thắc mắc về cách Zakirov vẽ với cơ thể người, thì quá trình này khá đơn giản. Anh ta thường bắt đầu bằng cách bôi dầu lên thân “cọ vẽ” người phụ nữ để làm cho quá trình làm sạch dễ dàng hơn. Sau đó, anh bôi sơn acrylic lên các bộ phận cơ thể khác nhau của người phụ nữ và áp dụng chúng lên bức vẽ. Họa sĩ này khẳng định chiếc cọ vẽ độc đáo truyền loại năng lượng đặc biệt cho bức tranh.
“Khi tôi nâng một người phụ nữ, năng lượng được trao đổi trong quá trình tương tác của hai cơ thể”, Zakirov tuyên bố. “Ý tưởng, bố cục màu sắc - mọi thứ kết hợp với nhau trong suốt quá trình. Tôi không chuẩn bị gì trước khi vẽ, các cô người mẫu đã truyền cảm hứng cho tôi”.
Điều thú vị là, họa sĩ gốc Kazan nói rằng anh ấy không bao giờ chọn cọ vẽ người của mình. Các cô người mẫu tự tìm hiểu về anh ấy thông qua những người quen, từ các phòng trưng bày địa phương, hoặc từ tin tức và họ liên hệ với anh ấy.
Trong những năm gần đây, Zakirov bắt đầu yêu cầu những người mẫu đeo mặt nạ khi vẽ để tránh các vấn đề cá nhân sau này. Việc che giấu danh tính giúp họ tránh mọi hiểu lầm trong tương lai.
Theo nghệ sĩ này, những bức tranh trừu tượng mà anh tạo ra bằng “cọ vẽ” cơ thể phụ nữ được các nhà sưu tập nghệ thuật từ Nga và nhiều nước châu Âu khác tìm kiếm.

Mời độc giả xem video Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.


Thảo Nguyên (Theo OC)

>> xem thêm

Bình luận(0)