Năm 2019, phương Tây sẽ chật vật cứu vãn nền dân chủ

Google News

Các sự kiện gây xáo trộn ở phương Tây hiện nay không phải vô tình mà xảy ra cùng lúc. Đó là dấu hiệu cho thấy năm 2019 sẽ là năm rất khó khăn để giữ vững nền dân chủ đang bị lung lay ở phương Tây.
 

Cuối năm 2018, thế giới chứng kiến một loạt sự kiện: Phong trào Áo vàng ở Pháp biến đường phố Paris thành bãi chiến trường; Thủ tướng Đức quyền lực Angela Merkel từ chức chủ tịch đảng cầm quyền sau khi đảng thất bại trước phe cựu hữu mới nổi; Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có bạo loạn nếu ông bị luận tội; nước Anh và chính phủ đối mặt tương lai bấp bênh với Brexit.
Theo nhận định của CNN, tất cả những sự kiện trên đều có nguyên nhân và hậu quả, chứ không chỉ đơn giản là tình cờ xảy ra cùng thời điểm.
Dù tình hình ở từng quốc gia có khác nhau đến mấy thì cũng không thể chối cãi được rằng các nền dân chủ, đặc biệt là ở phương Tây, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lịch sử.
Nam 2019, phuong Tay se chat vat cuu van nen dan chu
 Tổng thống Trump cảnh báo hậu quả về khả năng bị luận tội. Ảnh: Sputnik
Kịch bản Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), tình hình ở Pháp và đám mây chính trị vần vũ trên bầu trời Mỹ cùng với một loạt gián đoạn chính trị ở một số nước khác đều được châm ngòi bởi nhiều yếu tố giống nhau.
Điều quan trọng là số phận của các nước lại đan xen sâu sắc với nhau. Vấn đề này được giải quyết ra sao sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề khác. Điều đó đặc biệt đúng với những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới ở Mỹ, nơi này nền dân chủ thu hút nhiều sự quan tâm nhất thế giới và thường là hình mẫu cho các nước khác.
Theo CNN, nghe có vẻ như cường điệu nhưng điều thực sự là tương lai của dân chủ ra sao sẽ phụ thuộc vào cách tháo gỡ các nút thắt hiện nay ở nhiều quốc gia.
Nam 2019, phuong Tay se chat vat cuu van nen dan chu-Hinh-2
Pháp đối mặt phong trào Áo vàng bùng phát và kéo dài dai dẳng. Ảnh: AFP 
Không có một Tổng thống Trump thứ hai, cũng như không có thêm bà Merkel, ông Macron hay một kịch bản Brexit nữa, nhưng các sự kiện này đều gặp nhau ở một điểm chung. Đó là một phần hậu quả của Đại Suy thoái toàn cầu, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu cách đây một thập kỷ để lại những vết sẹo lớn và sâu.
Các lãnh đạo truyền thống không thể ngăn chặn thảm họa kinh tế. Những người gây ra thảm họa kinh tế không bị trừng phạt, tạo ra sự bất mãn chính trị, vỡ mộng trong cử tri. Từ đó, họ thiếu sự tin tưởng vào hệ thống và các lãnh đạo truyền thống.
Đại Suy thoái là một sự kiện lớn khiến người ta nghĩ tới những giả thiết mà trước đây học đã bác bỏ. Đó chỉ là sự khởi đầu.
Nam 2019, phuong Tay se chat vat cuu van nen dan chu-Hinh-3
 Nước Anh đau đầu với Brexit. Ảnh: BBC
Trước khi thảm họa kinh tế toàn cầu bắt đầu, một vấn đề, một cuộc chiến đã bắt đầu ở Syria. Syria, mảnh đất xa xôi với phương Tây nhưng nhiều lãnh đạo phương Tây lại chịu hậu quả khi tính toán sai lầm ở vùng đất Trung Đông này. Hậu quả của những tính toán đó hiện diện trong những sự kiện ngày nay ở phương Tây.
Cuộc chiến Syria gây ra những hình ảnh bi kịch. Hàng triệu dân thường chạy trốn chiến tranh, xung đột, tìm đường tới phương Tây.
Trong lúc đó, một trong những tổ chức khủng bố dã man nhất thời hiện đại đã tàn sát người rồi ghi hình, chặt đầu nhà báo, thực hiện các vụ khủng bố khắp đường phố Paris, Barcelona, Brussels, London…
Đây là lúc mà những kẻ cơ hội ấp ủ nghị trình chính trị riêng để xóa nhoà ranh giới giữa những người tị nạn vô tội và những tay khủng bố lợi dụng tình hình.
Khi đó, sự bất mãn và mất lòng tin và các lãnh đạo chính trị càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là vụ bê bối Hồ sơ Panama bị phanh phui cùng nhiều cuộc điều tra khác đã phơi bày sự tham nhũng của nhiều lãnh đạo và người nổi tiếng.
Vốn đã giận dữ với các lãnh đạo truyền thống sau khủng hoảng kinh tế, nay họ còn bị người ngoài đe dọa bằng các vụ khủng bố. Mỗi nước đều có cách giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới người tị nạn khác nhau nhưng đều gây ra chia rẽ nội bộ. Chính sách với người tị nạn lại trở thành yếu tố quyết định trong thắng cử hay thua cuộc.
Nam 2019, phuong Tay se chat vat cuu van nen dan chu-Hinh-4
Làn sóng tị nạn là một vấn đề lớn với phương Tây. Ảnh: Mercy Corps 
Có một điều cần lưu ý là khi gặp rắc rối trong nước, các nước lại quay sang đổ lỗi cho Nga. Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016 nhằm làm xói mòn niềm tin vào tiến trình dân chủ Mỹ. Khi Pháp xảy ra phong trào Áo vàng, Nga cũng bị cáo buộc là khuấy động các cuộc biểu tình này. Nga còn bị cáo buộc thúc giục cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit hay ủng hộ phe cựu hữu Sự lựa chọn cho nước Đức. Các cáo buộc đều bị Nga bác bỏ.
Tất cả những yếu tố châm ngòi cho khủng hoảng dân chủ ở phương Tây đều bị làm cho nghiêm trọng hơn trên mạng xã hội.
Ở các nước mà nền dân chủ không mạnh mẽ, dân chủ đang nhanh chóng đầu hàng. Tại Hungary và Ba Lan, cử tri được kích thích bởi các yếu tố tương tự và đã bầu chọn các nhà lãnh đạo có tư tưởng chủ nghĩa dân túy, độc đoán.
Trước tình hình rối ren ở phương Tây năm 2018, năm 2019 tới sẽ là một cuộc đấu tranh để cứu vãn nền dân chủ. Phần lớn cuộc đấu tranh sẽ phụ thuộc vào điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ - nơi mà từ đó làn sóng dân túy lan ra nhiều nước.
Do tình hình hỗn loạn vẫn sẽ tiếp tục ở nhiều trung tâm dân chủ ở phương Tây nên không ai dám chắc kết quả của cuộc đấu tranh sẽ ra sao.
Theo Thùy Dương/Báo Tin tức

>> xem thêm

Bình luận(0)