Với vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, Indonesia từng hứng chịu nhiều thảm hoạ thiên nhiên như động đất, núi lửa và sóng thần, gây tổn thất nặng nề về người và của. Ảnh: CNN.Gần đây nhất, vào khoảng 21h30 tối 22/12 (giờ địa phương), sóng thần khổng lồ tấn công các bãi biển quanh Eo biển Sunda tại Lampung và Banten, Indonesia. Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 429 nạn nhân được xác nhận thiệt mạng, 154 vẫn mất tích và hơn 1.400 người bị thương sau thảm họa. Ảnh: Reuters.Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân trận sóng thần Indonesia vừa qua không phải do động đất mà có thể là do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non và lở đất dưới đáy biển sau khi núi lửa phun trào tại đảo Anak Krakatoa. Ảnh: CNN.Giới khoa học cảnh báo tình hình mưa lớn những ngày qua có thể gây ra hiện tượng sạt lở, khiến một phần núi lửa Anak Krakatoa đổ sụp xuống biển và có thể tạo ra một đợt sóng thần mới. Ảnh: AP.Ngày 28/9, sóng thần cao 1,5 mét đã ập vào hai thành phố Palu và Donggala trên đảo Sulawesi, sau trận động đất mạnh 7,5 độ Richter. Ảnh: Reuters.Được biết, khoảng 170 dư chấn xảy ra sau trận động đất khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: AP.Theo The Guardian, số người thiệt mạng trong thảm họa kép động đất-sóng thần Indonesia này là hơn 2.000 người. Tuy nhiên, con số thiệt mạng có thể còn gia tăng với hàng nghìn người vẫn mất tích. Ảnh: AP.Hồi tháng 8/2018, trận động đất tại Indonesia mạnh 7 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi đảo Lombok. Theo The Guardian, hơn 100 người đã thiệt mạng trong cơn địa chấn kinh hoàng này. Ảnh: Reuters.Được biết, phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở khu vực Kayangan phía bắc của đảo Lombok, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất này. Ngoài ra, hơn 1.000 người bị thương và hơn 270.000 người đã phải sơ tán tới nơi an toàn. Ảnh: THX.Cảnh tan hoang trong một trường tiểu học ở Bắc Lombok sau cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter hồi tháng 8/2018. Ảnh: THX.Trước đó, ngày 29/7, Lombok cũng hứng chịu một cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter khiến 17 người thiệt mạng và hàng trăm người bị mắc kẹt trên sườn núi lửa Rinjani. Ảnh: AP.Mời độc giả xem thêm video: Sóng thần tấn công Indonesia tháng 12/2018 (Nguồn: Daily Mail/AP)
Với vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, Indonesia từng hứng chịu nhiều thảm hoạ thiên nhiên như động đất, núi lửa và sóng thần, gây tổn thất nặng nề về người và của. Ảnh: CNN.
Gần đây nhất, vào khoảng 21h30 tối 22/12 (giờ địa phương), sóng thần khổng lồ tấn công các bãi biển quanh Eo biển Sunda tại Lampung và Banten, Indonesia. Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 429 nạn nhân được xác nhận thiệt mạng, 154 vẫn mất tích và hơn 1.400 người bị thương sau thảm họa. Ảnh: Reuters.
Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân trận sóng thần Indonesia vừa qua không phải do động đất mà có thể là do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng non và lở đất dưới đáy biển sau khi núi lửa phun trào tại đảo Anak Krakatoa. Ảnh: CNN.
Giới khoa học cảnh báo tình hình mưa lớn những ngày qua có thể gây ra hiện tượng sạt lở, khiến một phần núi lửa Anak Krakatoa đổ sụp xuống biển và có thể tạo ra một đợt sóng thần mới. Ảnh: AP.
Ngày 28/9, sóng thần cao 1,5 mét đã ập vào hai thành phố Palu và Donggala trên đảo Sulawesi, sau trận động đất mạnh 7,5 độ Richter. Ảnh: Reuters.
Được biết, khoảng 170 dư chấn xảy ra sau trận động đất khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: AP.
Theo The Guardian, số người thiệt mạng trong thảm họa kép động đất-sóng thần Indonesia này là hơn 2.000 người. Tuy nhiên, con số thiệt mạng có thể còn gia tăng với hàng nghìn người vẫn mất tích. Ảnh: AP.
Hồi tháng 8/2018, trận động đất tại Indonesia mạnh 7 độ richter đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi đảo Lombok. Theo The Guardian, hơn 100 người đã thiệt mạng trong cơn địa chấn kinh hoàng này. Ảnh: Reuters.
Được biết, phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở khu vực Kayangan phía bắc của đảo Lombok, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận động đất này. Ngoài ra, hơn 1.000 người bị thương và hơn 270.000 người đã phải sơ tán tới nơi an toàn. Ảnh: THX.
Cảnh tan hoang trong một trường tiểu học ở Bắc Lombok sau cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter hồi tháng 8/2018. Ảnh: THX.
Trước đó, ngày 29/7, Lombok cũng hứng chịu một cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter khiến 17 người thiệt mạng và hàng trăm người bị mắc kẹt trên sườn núi lửa Rinjani. Ảnh: AP.
Mời độc giả xem thêm video: Sóng thần tấn công Indonesia tháng 12/2018 (Nguồn: Daily Mail/AP)