Cảnh sát Hy Lạp hôm 14/10 đã thông báo về việc giải cứu 92 người di cư gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Khi được phát hiện, những người ngày trong tình trạng không một mảnh vải che thân, thậm chí một ít trong sự số đó bị thương. Sau khi tiến hành điều tra, cảnh sát Hy Lạp và Cơ quan Biên giới & Cảnh sát biển châu Âu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người di cư, chủ yếu từ Afghanistan và Syria, đã vượt sông vào lãnh thổ Hy Lạp bằng thuyền cao su từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Không rõ tại sao những người di cư trên không mặc quần áo. Tuy nhiên, theo giới chức Hy Lạp, họ đã ngay lập tức cung cấp quần áo, thực phẩm và sơ cứu cho những người di cư.
|
Hình ảnh khiến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ "khẩu chiến". Ảnh: Twitter |
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) bày tỏ sự "đau buồn" trước thômg tin sự việc, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra. "Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những báo cáo và hình ảnh trên. UNHCR lên án mọi hành vi tàn ác và đáng xấu xổ. Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra đầy đủ", UNHCRT bày tỏ.
Sự việc sau đó đã gây ra cuộc "khẩu chiến" giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia vốn có mối quan hệ không mấy mặn mà. Trong khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hy Lạp cáo buộc ba chiếc xe chở 92 người tin nạn là xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, thì phía quốc gia Trung Đông lại cho rằng cáo buộc trên là "viển vông và vô lý", đồng thời phủ nhận mọi trách nhiệm.
Theo báo cáo, từ năm 2015 đến năm 2016, khoảng 1 triệu người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan đã "chạy trốn" khỏi quê hương, đến Hy Lạp qua Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016, Hy Lạp hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng một thỏa thuận với Liên minh châu Âu, trong đó Ankara đồng ý hạn chế dòng người di cư đến châu Âu để đổi lấy hàng tỷ euro viện trợ.
Tuy vậy, trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cáo buộc Hy Lạp biến Biển Aegean thành "nghĩa trang" và nói rằng nước này có "chính sách áp bức" đối với người di cư. Trong khi đó, phía Hy Lạp cho biết nước này sẽ sớm xây dựng hàng rào dài khoảng 40 km dọc biên giới phía bắc với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn tình trạng người di cư vào nước này.