Ngày 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng, Ukraine sẽ được nhận thêm một hệ thống phòng không Patriot, các thiết bị phòng không và máy bay đánh chặn, máy bay không người lái, tên lửa tầm xa và vũ khí không đối đất. Ảnh: Newsweek.Tổng thống Biden nhấn mạnh gói hỗ trợ quân sự lần này là một phần trong những cam kết của Mỹ, nhằm hỗ trợ Ukraine bảo vệ các thành phố và người dân của nước này. Ông cũng tuyên bố thêm: "Tôi đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng phân bổ toàn bộ số tiền hỗ trợ an ninh còn lại cho Ukraine vào cuối nhiệm kỳ của tôi". Ảnh: The Guardian.Ngoài ra, Tổng thống Biden cho biết sẽ mở rộng chương trình đào tạo cho phi công F-16 của Ukraine, cùng với các biện pháp chống lại hành vi né tránh lệnh trừng phạt của Nga bằng cách hợp tác với các đồng minh để phá vỡ mạng lưới tiền điện tử toàn cầu.Đợt viện trợ này cũng đánh dấu cột mốc quan trọng: Lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine bom lượn dẫn đường chính xác JSOW với tầm bay 130 km. Chúng được cho là có thể giúp tiêm kích của Ukraine cải thiện khả năng tấn công mục tiêu, hạn chế nguy cơ bị phòng không đối phương bắn hạ và có thể được thả từ máy bay chiến đấu. Ảnh: Army TechnologyTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn chính quyền Tổng thống Joe Biden, vì đã tìm ra cách phân bổ số tiền viện trợ an ninh còn lại cho Ukraine. Ảnh: NewsweekNgoài ra, Tổng thống Zelensky cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Mỹ vì đã mở rộng các chương trình huấn luyện F-16, cũng như "các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ được áp dụng để hạn chế hơn nữa khả năng tài trợ cho hành động của Nga".Tổng thống Joe Biden không đề cập khả năng cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tập kích các mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, nhưng nhấn mạnh việc hỗ trợ Kiev luôn là ưu tiên của Washington. Ông chủ Nhà Trắng nói thêm: "Đó là lý do tôi tuyên bố tăng cường viện trợ an ninh cho Ukraine cùng hàng loạt hành động bổ sung khác, để giúp nước này giành chiến thắng trong cuộc xung đột".Theo các nguồn tin trước đó, vào tháng 10/2022, Mỹ đã đồng ý gửi tới thủ đô Kiev của Ukraine hệ thống tên lửa đất đối không Patriot. Hệ thống này có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.Patriot là hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không chính của Quân đội Mỹ. Ban đầu nó được thiết kế như một hệ thống phòng không nhưng các biến thể Patriot mới hơn có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.Cấu tạo của hệ thống Patriot điển hình bao gồm 3 tên lửa dẫn đường Patriot: từ PAC-1 đến PAC-3, một hệ thống radar, trạm kiểm soát va chạm, hệ thống năng lượng và các phương tiện hỗ trợ khác (máy phát điện và cột ăng-ten), cũng như một số trạm phóng.Patriot là một trong những hệ thống phòng không tinh vi nhất của Quân đội Mỹ. Trong đó, Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) là hệ thống phòng không được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Hiện có 18 quốc gia đang vận hành Patriot.Tên lửa PAC-3 MSE được đánh giá là phiên bản mạnh nhất của hệ thống Patriot. Tên lửa này có tốc độ cao, sử dụng công nghệ tìm - diệt mục tiêu chính xác, cho phép đánh chặn nhiều mục tiêu trên không, như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.>>> Mời độc giả xem thêm video: Căn cứ thử nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới có gì?
Ngày 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng, Ukraine sẽ được nhận thêm một hệ thống phòng không Patriot, các thiết bị phòng không và máy bay đánh chặn, máy bay không người lái, tên lửa tầm xa và vũ khí không đối đất. Ảnh: Newsweek.
Tổng thống Biden nhấn mạnh gói hỗ trợ quân sự lần này là một phần trong những cam kết của Mỹ, nhằm hỗ trợ Ukraine bảo vệ các thành phố và người dân của nước này. Ông cũng tuyên bố thêm: "Tôi đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng phân bổ toàn bộ số tiền hỗ trợ an ninh còn lại cho Ukraine vào cuối nhiệm kỳ của tôi". Ảnh: The Guardian.
Ngoài ra, Tổng thống Biden cho biết sẽ mở rộng chương trình đào tạo cho phi công F-16 của Ukraine, cùng với các biện pháp chống lại hành vi né tránh lệnh trừng phạt của Nga bằng cách hợp tác với các đồng minh để phá vỡ mạng lưới tiền điện tử toàn cầu.
Đợt viện trợ này cũng đánh dấu cột mốc quan trọng: Lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine bom lượn dẫn đường chính xác JSOW với tầm bay 130 km. Chúng được cho là có thể giúp tiêm kích của Ukraine cải thiện khả năng tấn công mục tiêu, hạn chế nguy cơ bị phòng không đối phương bắn hạ và có thể được thả từ máy bay chiến đấu. Ảnh: Army Technology
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn chính quyền Tổng thống Joe Biden, vì đã tìm ra cách phân bổ số tiền viện trợ an ninh còn lại cho Ukraine. Ảnh: Newsweek
Ngoài ra, Tổng thống Zelensky cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Mỹ vì đã mở rộng các chương trình huấn luyện F-16, cũng như "các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ được áp dụng để hạn chế hơn nữa khả năng tài trợ cho hành động của Nga".
Tổng thống Joe Biden không đề cập khả năng cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tập kích các mục tiêu nằm sâu trong đất Nga, nhưng nhấn mạnh việc hỗ trợ Kiev luôn là ưu tiên của Washington. Ông chủ Nhà Trắng nói thêm: "Đó là lý do tôi tuyên bố tăng cường viện trợ an ninh cho Ukraine cùng hàng loạt hành động bổ sung khác, để giúp nước này giành chiến thắng trong cuộc xung đột".
Theo các nguồn tin trước đó, vào tháng 10/2022, Mỹ đã đồng ý gửi tới thủ đô Kiev của Ukraine hệ thống tên lửa đất đối không Patriot. Hệ thống này có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Patriot là hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không chính của Quân đội Mỹ. Ban đầu nó được thiết kế như một hệ thống phòng không nhưng các biến thể Patriot mới hơn có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Cấu tạo của hệ thống Patriot điển hình bao gồm 3 tên lửa dẫn đường Patriot: từ PAC-1 đến PAC-3, một hệ thống radar, trạm kiểm soát va chạm, hệ thống năng lượng và các phương tiện hỗ trợ khác (máy phát điện và cột ăng-ten), cũng như một số trạm phóng.
Patriot là một trong những hệ thống phòng không tinh vi nhất của Quân đội Mỹ. Trong đó, Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) là hệ thống phòng không được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Hiện có 18 quốc gia đang vận hành Patriot.
Tên lửa PAC-3 MSE được đánh giá là phiên bản mạnh nhất của hệ thống Patriot. Tên lửa này có tốc độ cao, sử dụng công nghệ tìm - diệt mục tiêu chính xác, cho phép đánh chặn nhiều mục tiêu trên không, như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Căn cứ thử nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới có gì?