Mối quan hệ Mỹ-Nga tiếp tục gặp sóng gió liên quan đến các vụ bắt giữ "điệp viên" của hai nước. Mới đây, ngày 16/7, khi Tổng thống Trump trên đường trở về Washington sau cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tại Helsinki, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo nước này đã bắt giữ công dân Nga Maria Butina, 29 tuổi, hôm 15/7 với cáo buộc là gián điệp của Moscow. Ảnh: Euronews.Theo tài liệu của cơ quan phản gián Mỹ, cô Butina bị nghi ngờ đã tuân theo chỉ đạo từ phía quan chức Nga, gây tác động lên các chính trị gia cấp cao của Mỹ và thiết lập mối quan hệ với các tổ chức chính trị, đặc biệt là Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) trong khoảng thời gian từ năm 2015 tới 2017. Ảnh: New York Post.Hôm 18/7, một thẩm phán liên bang của Mỹ đã yêu cầu phải giam giữ Maria Butina cho đến khi cô này bị đưa ra xét xử. Về phía Butina, cô phủ nhận cáo buộc cho rằng mình là gián điệp của Nga. Ảnh: Independent.Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (ảnh) đã chỉ trích việc Mỹ bắt giữ nữ công dân Nga Butina với cáo buộc làm gián điệp, cho rằng hành động này có thể hủy hoại các kết quả tích cực đạt được trong cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ hôm 16/7. Ảnh: IB Times.Trước đó, hôm 13/7, Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết quả điều tra và chính thức kết tội 12 công dân Nga, mà phía Washington gọi là nhân viên tình báo Nga, tấn công (mạng) cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Đáng chú ý, thông tin này được công bố chỉ ba ngày trước khi thượng đỉnh Mỹ-Nga diễn ra tại thủ đô Helsinki hôm 16/7. Ảnh: New Yorker. Theo nghị sĩ Sergey Zheleznyak, thành viên Ủy ban Ngoại giao Duma Quốc gia Nga, cáo buộc nhằm vào 12 công dân Nga trong khuôn khổ cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 nhằm mục đích làm thất bại những thoả thuận đạt được trong cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Helsinki hôm 16/7. Ảnh: Reuters.“Những lời cáo buộc vô căn cứ của chính quyền Mỹ nhằm vào 12 công dân Nga là nỗ lực hướng Nhà Trắng tới định kiến để làm thất bại các thỏa thuận có thể có với Tổng thống Putin tại hội đàm thượng đỉnh”, nghị sĩ Sergey Zheleznyak phát biểu. Ảnh: USA Today.Hồi tháng 3/2018, Anh đổ lỗi cho Nga vụ đầu độc Sergey Skripal (ảnh), cựu điệp viên hai mang người Nga. Được biết, Skripal đã bị bỏ tù vì phản bội tình báo Nga khi bán thông tin cho Cơ quan an ninh MI6 của Anh. Ông Skripal tới Anh năm 2010 theo diện trao đổi gián điệp. Ảnh: Daily Star.Nga phản đối mạnh mẽ cáo buộc của Anh cho rằng Moscow đứng sau vụ đầu độc cha con ông Skripal. Sự việc khiến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nga căng thẳng, và hai quốc gia lần lượt trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Ảnh: EPA.Để thể hiện sự ủng hộ đối với đồng minh Anh, ngày 25/3, Mỹ ra lệnh trục xuất 60 người bị cho là nhân viên tình báo Nga làm việc tại Mỹ dưới "vỏ bọc" ngoại giao. Đáp trả, Nga cũng cho hồi hương 60 nhà ngoại giao Mỹ hôm 29/3. Ảnh: Sky News.Trước đó vào tháng 7/2010, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cáo buộc cựu nữ điệp viên Anna Chapman cùng với 10 người khác là gián điệp cho Nga từ những năm 1990 và đã cung cấp những thông tin nhạy cảm cho các quan chức Chính phủ Nga. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ khi đó là Michael Farbiarz, dù còn trẻ nhưng Anna Chapman là một điệp viên dày dặn kinh nghiệm, đã được Nga đào tạo nghiệp vụ rất kỹ lưỡng. Ảnh: Vanity Fair.Tuy nhiên, không lâu sau đó, Chapman cùng 10 điệp viên của Nga được phía Mỹ trao đổi để lấy 4 điệp viên Mỹ bị phía Nga giam giữ. Đây được cho là vụ trao đổi điệp viên lớn nhất giữa Nga và Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Sau khi được Mỹ phóng thích năm 2010, Chapman đã trở về Nga và tham gia rất nhiều hoạt động. Ảnh: Washington Times.Hồi tháng 3/2001, Mỹ trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga sau khi Robert Hanssen (ảnh), chuyên gia phản gián của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đồng thời làm gián điệp cho Nga hơn 15 năm, bị bắt. Đáp trả, Nga cũng trục xuất 50 nhà ngoại giao của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo chung tại Helsinki, Phần Lan (Nguồn: Daily Mail)
Mối quan hệ Mỹ-Nga tiếp tục gặp sóng gió liên quan đến các vụ bắt giữ "điệp viên" của hai nước. Mới đây, ngày 16/7, khi Tổng thống Trump trên đường trở về Washington sau cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tại Helsinki, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo nước này đã bắt giữ công dân Nga Maria Butina, 29 tuổi, hôm 15/7 với cáo buộc là gián điệp của Moscow. Ảnh: Euronews.
Theo tài liệu của cơ quan phản gián Mỹ, cô Butina bị nghi ngờ đã tuân theo chỉ đạo từ phía quan chức Nga, gây tác động lên các chính trị gia cấp cao của Mỹ và thiết lập mối quan hệ với các tổ chức chính trị, đặc biệt là Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) trong khoảng thời gian từ năm 2015 tới 2017. Ảnh: New York Post.
Hôm 18/7, một thẩm phán liên bang của Mỹ đã yêu cầu phải giam giữ Maria Butina cho đến khi cô này bị đưa ra xét xử. Về phía Butina, cô phủ nhận cáo buộc cho rằng mình là gián điệp của Nga. Ảnh: Independent.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (ảnh) đã chỉ trích việc Mỹ bắt giữ nữ công dân Nga Butina với cáo buộc làm gián điệp, cho rằng hành động này có thể hủy hoại các kết quả tích cực đạt được trong cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ hôm 16/7. Ảnh: IB Times.
Trước đó, hôm 13/7, Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết quả điều tra và chính thức kết tội 12 công dân Nga, mà phía Washington gọi là nhân viên tình báo Nga, tấn công (mạng) cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Đáng chú ý, thông tin này được công bố chỉ ba ngày trước khi thượng đỉnh Mỹ-Nga diễn ra tại thủ đô Helsinki hôm 16/7. Ảnh: New Yorker.
Theo nghị sĩ Sergey Zheleznyak, thành viên Ủy ban Ngoại giao Duma Quốc gia Nga, cáo buộc nhằm vào 12 công dân Nga trong khuôn khổ cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 nhằm mục đích làm thất bại những thoả thuận đạt được trong cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Helsinki hôm 16/7. Ảnh: Reuters.
“Những lời cáo buộc vô căn cứ của chính quyền Mỹ nhằm vào 12 công dân Nga là nỗ lực hướng Nhà Trắng tới định kiến để làm thất bại các thỏa thuận có thể có với Tổng thống Putin tại hội đàm thượng đỉnh”, nghị sĩ Sergey Zheleznyak phát biểu. Ảnh: USA Today.
Hồi tháng 3/2018, Anh đổ lỗi cho Nga vụ đầu độc Sergey Skripal (ảnh), cựu điệp viên hai mang người Nga. Được biết, Skripal đã bị bỏ tù vì phản bội tình báo Nga khi bán thông tin cho Cơ quan an ninh MI6 của Anh. Ông Skripal tới Anh năm 2010 theo diện trao đổi gián điệp. Ảnh: Daily Star.
Nga phản đối mạnh mẽ cáo buộc của Anh cho rằng Moscow đứng sau vụ đầu độc cha con ông Skripal. Sự việc khiến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nga căng thẳng, và hai quốc gia lần lượt trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Ảnh: EPA.
Để thể hiện sự ủng hộ đối với đồng minh Anh, ngày 25/3, Mỹ ra lệnh trục xuất 60 người bị cho là nhân viên tình báo Nga làm việc tại Mỹ dưới "vỏ bọc" ngoại giao. Đáp trả, Nga cũng cho hồi hương 60 nhà ngoại giao Mỹ hôm 29/3. Ảnh: Sky News.
Trước đó vào tháng 7/2010, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cáo buộc cựu nữ điệp viên Anna Chapman cùng với 10 người khác là gián điệp cho Nga từ những năm 1990 và đã cung cấp những thông tin nhạy cảm cho các quan chức Chính phủ Nga. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ khi đó là Michael Farbiarz, dù còn trẻ nhưng Anna Chapman là một điệp viên dày dặn kinh nghiệm, đã được Nga đào tạo nghiệp vụ rất kỹ lưỡng. Ảnh: Vanity Fair.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, Chapman cùng 10 điệp viên của Nga được phía Mỹ trao đổi để lấy 4 điệp viên Mỹ bị phía Nga giam giữ. Đây được cho là vụ trao đổi điệp viên lớn nhất giữa Nga và Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Sau khi được Mỹ phóng thích năm 2010, Chapman đã trở về Nga và tham gia rất nhiều hoạt động. Ảnh: Washington Times.
Hồi tháng 3/2001, Mỹ trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga sau khi Robert Hanssen (ảnh), chuyên gia phản gián của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đồng thời làm gián điệp cho Nga hơn 15 năm, bị bắt. Đáp trả, Nga cũng trục xuất 50 nhà ngoại giao của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo chung tại Helsinki, Phần Lan (Nguồn: Daily Mail)