Nhân viên cứu hộ mệt mỏi sau ngày dài làm việc căng thẳng trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non từ ngày 23/6.Nửa đêm, các tình nguyện viên vẫn miệt mài nấu nướng phục vụ đội cứu hộ và cánh phóng viên. Hàng trăm người thuộc nhiều nhóm tình nguyện khác nhau, chủ yếu tại Chiang Rai, đã tham gia vào chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt suốt 2 tuần qua.Hiện trường cứu hộ trước cửa hang Tham Luang như một đại công trình làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Ai làm việc nấy nhưng tất cả đều dành sức lực lớn nhất để giải cứu đội bóng mắc kẹt, dù mệt mỏi nhưng họ vẫn cố bám trụ cho đến khi 13 nạn nhân được đưa khỏi hang an toàn.Một công nhân chợp mắt trên băng ghế nhựa nơi anh đang làm việc. Trong khi đó, máy móc, đặc biệt là máy bơm nước, vẫn hoạt động ngày đêm. Khu vực bên ngoài hang trở thành khu lều trại dã chiến với diện tích to gấp đôi một sân bóng đá.Phóng viên ghi nhận thời tiết tại hiện trường vụ cứu hộ nóng và ẩm, nhiệt độ lên đến 34 độ C, gây khó chịu và đổ mồ hôi nhiều.Tuy nhiên, một số phóng viên cho rằng Thái Lan đã tạo điều kiện tốt nhất để giới báo chí tác nghiệp. "Mọi thứ chúng tôi cần đều có. Ngược lại, các nhà báo cũng dồn hết sức lực để bám trụ tại hiện trường", phóng viên Vương Thanh Dĩ của Beijing News nói.Phóng viên Wipada Nimtong từ chương trình thời sự buổi sáng trên kênh TV3 của Thái Lan cho biết cô chưa từng tham gia sự kiện nào khó khăn như thế này. "Chúng tôi phải theo dõi tình hình từng phút một", Wipada nói.Theo Wipada, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của cô và các đồng nghiệp, từ địa hình hiểm trở, thời tiết không thuận lợi, đến việc phải tiếp cận nguồn tin từ trong hang. "Tuy mệt nhưng chúng tôi học hỏi được nhiều điều từ các chuyên viên cứu hộ cũng như phóng viên nước ngoài. Vì đây là sự kiện lần đầu tiên xảy ra ở Thái, nên các tổ chức trong nước còn thiếu kinh nghiệm xử lý. Do đó khi có sự hỗ trợ từ các tổ chức chuyên nghiệp thì chúng tôi thấy đây là một cơ hội tố để học hỏi", Wipada nói.Nhiếp ảnh gia người Việt Linh Phạm (ngoài cùng bên trái), người đã đến hiện trường vụ giải cứu 13 nạn nhân mắc kẹt từ những ngày đầu tiên, chia sẻ anh ấn tượng với sự nhiệt tình của người dân tỉnh Chiang Rai, kể cả khi họ không được tiếp cận khu hang động. Linh chứng kiến một chị nông dân mang hai bao tải ngô luộc, đứng phát cho mọi người ở bãi đỗ xe sau khi bị từ chối vào trong.Nhiếp ảnh gia Linh Phạm nhận xét tinh thần của binh sĩ và các đặc nhiệm rất tốt. Mọi người vui vẻ hợp tác làm việc dù thời tiết khắc nghiệt, mưa lớn những ngày đầu tiên. Tất cả đều nỗ lực hết mình vì mục tiêu duy nhất: Mang được các cậu bé và huấn luyện ra ngoài an toàn.Tất cả những người có mặt tại hiện trường đều hồi hộp chờ tin tức về 13 nạn nhân mắc kẹt. Cuộc họp báo đêm 6/7 bị hoãn đến quá nửa đêm nhưng các nhà báo vẫn kiên nhẫn chờ đợi, họ cho rằng nếu có tin tốt lành thì sự chờ đợi ấy hoàn toàn xứng đáng. Một nhân viên y tế ngủ gục trên bàn làm việc. Công việc của anh là khám chữa, sơ cứu và cấp thuốc 24/24 cho bất cứ ai có nhu cầu.Anh Alex Laruelle, phiên dịch viên cho một đài truyền hình ở Ba Lan, theo dõi trận tứ kết World Cup 2018 giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Uruguay trong lúc chờ họp báo hôm 6/7. Laruelle chia sẻ niềm đam mê đối với bóng đá, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối khi không được cùng bố uống rượu mừng tuyển Pháp chiến thắng.Hai binh sĩ phụ trách công tác hậu cần nghỉ ngơi sau khi nấu cơm đêm cho những người có mặt tại hiện trường. Giới truyền thông cho biết một trong những thách thức lớn nhất họ đối mặt trong lần tác nghiệp này là rào cản ngôn ngữ. Trong khoảng 200-300 phóng viên có mặt tại hiện trường, hơn 4 người đến từ các báo đài của Việt Nam, trong đó có Zing.vn.
Nhân viên cứu hộ mệt mỏi sau ngày dài làm việc căng thẳng trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt trong hang Tham Luang Nang Non từ ngày 23/6.
Nửa đêm, các tình nguyện viên vẫn miệt mài nấu nướng phục vụ đội cứu hộ và cánh phóng viên. Hàng trăm người thuộc nhiều nhóm tình nguyện khác nhau, chủ yếu tại Chiang Rai, đã tham gia vào chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan mắc kẹt suốt 2 tuần qua.
Hiện trường cứu hộ trước cửa hang Tham Luang như một đại công trình làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Ai làm việc nấy nhưng tất cả đều dành sức lực lớn nhất để giải cứu đội bóng mắc kẹt, dù mệt mỏi nhưng họ vẫn cố bám trụ cho đến khi 13 nạn nhân được đưa khỏi hang an toàn.
Một công nhân chợp mắt trên băng ghế nhựa nơi anh đang làm việc. Trong khi đó, máy móc, đặc biệt là máy bơm nước, vẫn hoạt động ngày đêm. Khu vực bên ngoài hang trở thành khu lều trại dã chiến với diện tích to gấp đôi một sân bóng đá.
Phóng viên ghi nhận thời tiết tại hiện trường vụ cứu hộ nóng và ẩm, nhiệt độ lên đến 34 độ C, gây khó chịu và đổ mồ hôi nhiều.
Tuy nhiên, một số phóng viên cho rằng Thái Lan đã tạo điều kiện tốt nhất để giới báo chí tác nghiệp. "Mọi thứ chúng tôi cần đều có. Ngược lại, các nhà báo cũng dồn hết sức lực để bám trụ tại hiện trường", phóng viên Vương Thanh Dĩ của Beijing News nói.
Phóng viên Wipada Nimtong từ chương trình thời sự buổi sáng trên kênh TV3 của Thái Lan cho biết cô chưa từng tham gia sự kiện nào khó khăn như thế này. "Chúng tôi phải theo dõi tình hình từng phút một", Wipada nói.
Theo Wipada, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của cô và các đồng nghiệp, từ địa hình hiểm trở, thời tiết không thuận lợi, đến việc phải tiếp cận nguồn tin từ trong hang. "Tuy mệt nhưng chúng tôi học hỏi được nhiều điều từ các chuyên viên cứu hộ cũng như phóng viên nước ngoài. Vì đây là sự kiện lần đầu tiên xảy ra ở Thái, nên các tổ chức trong nước còn thiếu kinh nghiệm xử lý. Do đó khi có sự hỗ trợ từ các tổ chức chuyên nghiệp thì chúng tôi thấy đây là một cơ hội tố để học hỏi", Wipada nói.
Nhiếp ảnh gia người Việt Linh Phạm (ngoài cùng bên trái), người đã đến hiện trường vụ giải cứu 13 nạn nhân mắc kẹt từ những ngày đầu tiên, chia sẻ anh ấn tượng với sự nhiệt tình của người dân tỉnh Chiang Rai, kể cả khi họ không được tiếp cận khu hang động. Linh chứng kiến một chị nông dân mang hai bao tải ngô luộc, đứng phát cho mọi người ở bãi đỗ xe sau khi bị từ chối vào trong.
Nhiếp ảnh gia Linh Phạm nhận xét tinh thần của binh sĩ và các đặc nhiệm rất tốt. Mọi người vui vẻ hợp tác làm việc dù thời tiết khắc nghiệt, mưa lớn những ngày đầu tiên. Tất cả đều nỗ lực hết mình vì mục tiêu duy nhất: Mang được các cậu bé và huấn luyện ra ngoài an toàn.
Tất cả những người có mặt tại hiện trường đều hồi hộp chờ tin tức về 13 nạn nhân mắc kẹt. Cuộc họp báo đêm 6/7 bị hoãn đến quá nửa đêm nhưng các nhà báo vẫn kiên nhẫn chờ đợi, họ cho rằng nếu có tin tốt lành thì sự chờ đợi ấy hoàn toàn xứng đáng. Một nhân viên y tế ngủ gục trên bàn làm việc. Công việc của anh là khám chữa, sơ cứu và cấp thuốc 24/24 cho bất cứ ai có nhu cầu.
Anh Alex Laruelle, phiên dịch viên cho một đài truyền hình ở Ba Lan, theo dõi trận tứ kết World Cup 2018 giữa đội tuyển Pháp và đội tuyển Uruguay trong lúc chờ họp báo hôm 6/7. Laruelle chia sẻ niềm đam mê đối với bóng đá, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối khi không được cùng bố uống rượu mừng tuyển Pháp chiến thắng.
Hai binh sĩ phụ trách công tác hậu cần nghỉ ngơi sau khi nấu cơm đêm cho những người có mặt tại hiện trường. Giới truyền thông cho biết một trong những thách thức lớn nhất họ đối mặt trong lần tác nghiệp này là rào cản ngôn ngữ. Trong khoảng 200-300 phóng viên có mặt tại hiện trường, hơn 4 người đến từ các báo đài của Việt Nam, trong đó có Zing.vn.