Những công trình ngầm được trang Popular Mechanics tổng hợp dưới đây đều là những công trình ngầm vĩ đại, thể hiện kỹ thuật xây dựng tuyệt vời của con người. Đó là những thành phố dưới lòng đất, các mỏ khai thác, các cơ sở nghiên cứu hoặc ống xả ngầm khổng lồ.
Mỏ đồng El Teniente, Chile
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1905, mỏ El Teniente nằm ở phía nam Santiago, Chile vẫn liên tục được mở rộng. Đây là mỏ đồng lớn nhất thế giới, nằm sâu trong dãy núi Andes vẫn còn duy trì hoạt động cho đến nay. Để tới sâu trong mỏ, con người phải đi qua đoạn đường hầm dài 3218 km và khoảng 1609 km đường bộ, một đường hầm dài kỷ lục!
Thành phố ngầm Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu có dịp khám khá vùng Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỹ, bạn chắc chắn phải tới thăm thành phố ngầm khổng lồ dưới lòng đất. Các chuyên gia khám phá tin tưởng, thành phố đã tồn tại từ cách đây khoảng 3.000 năm trước công nguyên. Khu vực này hiện là di sản thế giới, là nơi trước đây chứa khoảng 200 thành phố và ngôi làng dưới lòng đất.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 2013, đây vẫn là thành phố dưới lòng đất lớn nhất thế giới.
Hầm ngầm Vivos Europa One, Đức
Được khẳng định là công trình hầm ngầm chống tận thế, Vivos Europa One tại Đức nằm dưới một ngọn núi cao tới hơn 121 mét. Hầm có thể chống lại các cuộc tấn công vũ khí hạt nhân, hóa học, động đất và nhiều dạng thiên tai khác.
Vivos Europa One trước đây do Liên Xô xây dựng trên lãnh thổ Đức. Hầm trú ẩn này có diện tích khoảng 21 ngàn m2, khoảng 4 ngàn m2 văn phòng, trong đó có 4,9 km đường hầm chạy dọc xuyên suốt. Vivos Europa One chứa đầy đủ mọi tiện nghi từ nhà ở, doanh trại, nhà máy điện, kho nhiên liệu, nhà kho hay hệ thống lọc không khí, làm mát,…
Hiện Vivos Europa One được trưng dụng trở thành khu phức hợp nghỉ dưỡng và chống tận thế sang trọng.
Cống ngầm khổng lồ dưới lòng đất tại Nhật Bản
Cống ngầm khổng lồ có tên G-Cans tại Tokyo nằm cách mặt đất khoảng 22 mét với đường kính 32 km, cao 65 mét và có tới 5 hầm chứa bê tông. Mất khoảng 14 năm từ 1992 – 2006 để hòa thiện công trình khổng lồ này.
Hệ thống thoát nước khổng lồ này bao gồm 59 cột trụ lớn, mỗi cột trụ nặng khoảng 500 tấn, kết nối với 10 máy bơm công suất cao có thể bơm tới 200 tấn nước ra sống Edogawa mỗi giây.
Các cột trụ này trợ lực cho bể nước lớn dài 177 mét và cao 24,9 mét và rộng 78 mét liên tục mở để các du khách thăm quan. Tất nhiên kênh xả ngầm này vẫn hoạt động khi xảy ra những trận mưa bão lớn.
Mỏ vàng Sanford Lab, Nam Dakota
Homestake Gold Mine là mỏ vàng sâu dưới lòng đất tại Lead, Nam Dakota. Đây cũng được coi là mỏ vàng sâu và lớn nhất ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên hiện mỏ vàng đã dừng khai thác và chuyển đổi công năng sang phòng thí nghiệm Sandord nằm ở độ sâu 1,5 km dưới lòng đất.
Trước đó vào năm 1975, những chủ khai thác mỏ từng có ý định tiếp tục đào sâu tới khoảng 2,4 km dưới lòng đất. Khoảng cách này tương đương với khoảng 6 tòa nhà Empire State. Phòng thí nghiệm nằm ở độ sâu gần 1,5 km được sử dụng để nghiên cứu vật chất tối, có khả năng chống tia vũ trụ.
Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan
Bắt đầu xây dựng và khai thác từ thế kỷ 13 và tồn tại tới năm 2007, mỏ muối Wieliczka, Ba Lan có độ sâu khoảng 304 mét và kéo dài tới 289km dưới lòng đất.
Cho đến nay, mỏ muối vẫn tiếp tục hoạt động kết hợp với hoạt động du lịch, khám phá. Năm 1978, mỏ muối Wieliczka được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong mỏ muối cũng xây dựng thêm nhà thờ, hồ và nhiều lối đi phục vụ du khách tham quan các phòng trưng bày.
Trạm tàu điện ngầm Toledo Metro, Ý
Có hàng ngàn trạm tàu điện ngầm trên thế giới nhưng khó có "ứng cứ viên" nào đủ sức vượt qua vẻ đẹp ấn tượng của trạm Toledo, Ý. Trạm tàu điện ngầm Toledo mở cửa từ năm 2012 ở Naples, Ý. Đây cũng là trạm sâu nhất trong toàn bộ hành trình.
Trạm nằm cách mặt đất khoảng 50 mét nhưng có không gian rộng tới 43 ngàn m2. Toledo mang đậm phong cách kiến trúc cửa người Aragon từ cuối những năm 1400. Tại sảnh kết nối giữa các tầng, du khách dễ nhận ra những khối kiến trúc hình học sử dụng ánh sáng tự nhiên khá ấn tượng.